Bảy kỳ quan thế giới cổ đại
Bảy kỳ quan thế giới cổ đại là một danh sách được nhiều người biết đến liệt kê các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kỳ cổ đại. Danh sách này do nhà văn Hi Lạp Antipater xứ Sidon lập ra trong thế kỉ thứ 2 TCN, dựa trên tầm nhìn của người Hi Lạp thời ấy, chỉ gồm các công trình quanh Địa Trung Hải mà họ cho là vĩ đại và thể hiện văn minh của nhân loại. Danh sách này được ông thu thập từ các công trình của Herodotus (484 TCN–425 TCN), Callimachus (310 TCN/305 TCN-240 TCN), Philo xứ Byzantium (280 TCN - 220 TCN)
I. VƯỜN TREO BABYLON
Vườn treo Babylon, một kiệt tác tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại và là một công trình kiến trúc tráng lệ độc nhất vô nhị. Vườn treo Babylon được xây dựng năm 3000 trước CN bên bờ nam sông Euphrates và cách thủ đô Baghdad, Iraq, 90km về phía Nam. Từ xa xưa, Babylon đã được mệnh danh là "Cửa Thần" rất linh thiêng. Trước khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra, mỗi năm có hàng chục vạn tín đồ, khách du lịch trên khắp thế giới đổ về đây cúng lễ cầu phúc và du lịch thưởng ngoạn kỳ quan tráng lệ bậc nhất thế giới.
Nhân loại có lẽ còn phải mất nhiều công sức giải mã mới có thể lý giải nổi câu hỏi, tại sao ở một vùng đất phần lớn là sa mạc, chỉ có dầu mỏ và ruồi vàng với những người nông dân lại có thể xây dựng được công trình kiến trúc tráng lệ và bền chắc tồn tại cùng thời gian suốt 5.000 năm qua? Babylon từng là thủ đô của Vương quốc Babylon cổ đại và là trung tâm thương mại sầm uất nhất vùng Tây Á, nơi "con đường tơ lụa" đi qua.
Tổng thể khu vườn treo Babylon là những tường thành hùng vĩ, cung điện nguy nga tráng lệ, đường sá, cầu cống... phản ánh trình độ thẩm mỹ, óc sáng tạo, đặc biệt kỹ thuật tính toán xây dựng rất cao của những người nông dân Lưỡng Hà cổ đại. Chính vì vậy, vườn treo Babylon được công nhận là một trong 7 kỳ quan của thế giới và là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Iraq mà còn của cả nhân loại.
Và hiện nay, không chỉ các nhà khảo cổ học mà nhân loại tiến bộ trên thế giới đều hết sức lo lắng và bất bình trước thông tin báo chí đã nêu gần đây: Vườn treo Babylon ở Iraq, một trong 7 kỳ quan thế giới đã tồn tại hơn 5.000 năm nay có nguy cơ bị biến mất.
II. HẢI ĐĂNG ALEXANDRIA
Hải đăng Alexandria do triều đại Ptolemy xây dựng trên đảo Pharos ngoài khơi thành phố Alexandria thủ đô Ai Cập một thời, nơi có thư viện Alexandria nổi tiếng. Alexandria được mệnh danh là hòn ngọc lấp lánh của Địa Trung Hải, thành phố lớn thứ hai và là cảng chính của Ai Cập hiện nay. Alexandria do kiến trúc sư Dinocrates (332 – 331 TCN) xây dựng tại vị trí của một ngôi làng cổ Rhakotis theo ý nguyện của Alexander đại đế để bất tử hoá tên ông. Không bao lâu sau, Alexandria trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và tri thức của Ai Cập. Đến nay nhiều di tích vẫn còn tồn tại, Alexandria là thủ đô của triều đại Ptolemy với vô số tượng đài, đền miếu. Nơi đây mọc lên hải đăng Alexandria và thư viện Alexandria. Các nhân vật lịch sử của Ai Cập, La Mã như Cleopatra, Julias Caesaz, Mark Antony và Octavian đều có dính líu ít nhiều đến thành phố này. Alexandria nằm ở tây bắc sông Nile trải dài trên dải đất hẹp giữa Địa Trung Hải và hồ Mariut. Nó có hai xa lộ lớn và một đường xe lửa đẫn đến Cairo. Thành phố là nơi nghỉ mát mùa hè nổi tiếng nhất Trung Đông.
Hải đăng Alexandria có lẽ là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại được sử dụng vào mục đích phục vụ cuộc sống hằng ngày. Nó hướng dẫn cho tàu bè đi lại an toàn tại cảng lớn. Đối với các kiến trúc sư thì hải đăng còn là công trình xây dựng cao nhất thế giới, và là tấm gương phản chiếu ánh sáng vào ban ngày (ban đêm sử dụng đèn báo) vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học. Theo sử sách, tấm gương nhìn thấy từ xa 50 km.
Không lâu sau Alexander đại đế mất, vị tướng Ptolemy Soter của ông lên nắm quyền tại Ai Cập. Chính Ptolemy đã đôn đốc việc xây dựng thành phố Alexandria, thủ đô mới. Ngoài khơi thành phố là đảo nhỏ Pharos. Đảo nối với đất liền bằng con đê biển Heptasđaion được xem là cảng thứ hai của thành phố. Tàu buồm đi lại tấp nập quanh và trong khu vực cảng nên cần có một ngọn hải đăng hướng dẫn để không mắc cạn tại dải bờ biển thoai thoải không dốc. Ptolemy vạch kế hoạch xây dựng ngọn hải đăng vào năm 230 TCN nhưng khi ông mất nó mới hoàn tất dưới triều đại của Ptolemy Philadelphus, con trai ông. Sostratus, người cùng thời với Euclid, là kiến trúc sư trưởng công trình nhưng bản tính toán chi tiết hải đăng và các công trình phụ trợ do thư viên Alexandria làm. Hải đăng được dâng hai vị thần cứu rỗi : đó chính là Ptolemy Soter và Berenice, vợ ông. Trong hàng thế kỷ, hải đăng Alexandria, còn được gọi là đèn biển Pharos phát huy hiệu quả rất tốt trong việc hướng dẫn tàu bè. Hình ảnh của nó được in trên cả các đồng tiền La Mã. Khi người Arập chinh phục Ai Cập họ hết sức khâm phục Alexandria và sự giàu có của thành phố này. Nhưng giới cầm quyền mới dời thủ đô đến Cairo để cắt đứt sự nối kết với Địa Trung Hải. Tấm gương trên ngọn hải đăng được tháo ra một cách bất cẩn nên không thể lắp đúng vào chỗ cũ. Năm 956 SCN, một trận động đất gây thiệt hại nhẹ cho ngọn hải đăng. Hai trận động đất mạnh sau đó (1303 và 1323) tiếp tục gây thiệt hại lớn cho công trình. Năm 1449, thương buôn Arập nổi tiếng Ibu Battuta nói là ông ta không thể đi vào công trình đã đổ nát này. Chương cuối cùng của hải đăng Alexandria khép lại vào năm 1480 khi phó vương Ai Cập Mamelouk quyết định củng cố hệ thống phòng thủ của Alexandria bằng cách xây một công sự kiên cố ngay trên vị trí của ngọn hải đăng bằng cách sử dụng chính các vật liệu lấy từ nó.
Mô tả chính xác, chi li nhất về hải đăng Alexandria là mô tả của thương buôn Arập Abou–Haggay Al–Andaloussi. Ghé thăm hải đăng năm 1166, ông nêu chi tiết sự tráng lệ của lớp đá cẩm thạch bao quanh ngọn tháp. Theo ông thì tấm gương trên ngọn hải đăng có công dụng đốt cháy các chiến thuyền của kẻ thù trước khi nó lọt vào cảng. Ngoài phần bệ, hải đăng có ba tầng : khối vuông thấp nhất cao 55,9 m có lõi tròn, khối giữa cao 27,45 m và khối trên cùng cao 7,3 m có hình tròn. Chiều cao tổng cộng của ngọn hải đăng là 117 m tính từ cột mốc số 0 là mực nước biển, tương đương ngôi nhà cao bốn mươi tầng. Trên nóc hải đăng là tượng thần Poseidon (thần biển cả, có bộ râu trắng, tóc trắng mắt xanh với dải băng cuốn quanh đầu như thần Zeus). Poseidon là con của thần Cronus và thần Rhea. Cronus đã nuốt Poseidon vào bụng nhưng lại nhả ra để ông lớn lên với các anh chị khác. Khi Cronus bại trận Poseidon trở thành vua biển cả và vua các hòn đảo. Có lúc Poseidon được mô tả như vị thần trần truồng tay cầm đinh ba mà thần bão Cyclopes đã cho ông. Cây đinh ba biểu tượng cho vương quốc Poseidon, vương quốc thứ ba của vũ trụ (tức biển cả).
III. TƯỢNG THẦN ZEUS Ở OLYMPIA
Đây là bức tượng của vị thần mà các cuộc thi tài thể thao Olympic cổ được tổ chức để tôn vinh ông. Tượng đặt tại thành phố cổ Olympia, nằm ở bờ biển phía tây Hy Lạp hiện nay, cách thủ đô Athens 150 km. Theo lịch Hy Lạp cổ bắt đầu từ năm 776 TCN thì các cuộc thi đấu cũng bắt đầu từ năm đó. Bức tượng Zeus kỳ vĩ do kiến trúc sư Libon thiết kế và được xây dựng vào năm 450 TCN. Vào thời điểm nước Hy Lạp đang hùng mạnh, ngôi đền kiểu Doric quá tầm thường đơn giản nên cần có các sửa đổi lớn. Giải pháp là đặt một bức tượng khổng lồ trong đền. Điêu khắc gia Athens được giao nhiệm vụ "thiêng lieng"^ này. Nhiều năm sau đó, ngôi đền thu hút số du khách và người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới. Bước sang thế kỷ II TCN, bức tượng được tu sửa chút ít rồi đến thế kỷ I SCN, hoàn đế La Mã Caligula tìm cách đưa bức tượng về Rome nhưng giàn giáo do các nhân công của Caligula xây dựng bị đổ sụp. Sau khi các cuộc thi đấu Olympic bị cấm năm 391 SCN, hoàng đế Theodosius cũng ra lệnh đóng cửa đền Zeus. Sau đó thành phố Olympia bị động đất, trượt đất và ngập lụt tấn công. Đến thế kỷ V SCN, đền lại bị lửa làm hư hại. Nhưng trước đó, bức tượng đã dược những người Hy Lạp giàu có chuyển đến Constantinople và tượng đứng vững tại đây cho đến khi nó bị lửa làm thiệt hại nặng vào năm 462 SCN. Hôm nay bức tượng không còn lại gì ở ngôi đền cũ, trừ đá và vụn cát cùng nền và những chiếc cột bị gãy của ngôi đền.
Điêu khắc gia Pheidias bắt đầu xây dựng bức tượng vào năm 440 TCN. Vài năm trước đó, ông đã phát triển một kỹ thuật đặc biệt dùng cho việc xây dựng các bức tượng bằng vàng và ngà. Kỹ thuật này sử dụng các khung gỗ lắp ghép như giàn giáo để phủ những tấm kim loại quý hoặc ngà voi lên mặt ngoài công trình. Hiện di tích nhà xưởng của Pheidias ở Olympia vẫn tồn tại. Nó bằng kích cỡ và theo đúng hướng với ngôi đền Zeus cũ. Tại xưởng này, Pheidias cho đẽo, khắc những phần khác nhau của tượng trước khi mang đến đền lắp ghép. Nhưng khi bức tượng hoàn tất, ngôi đền lại quá nhỏ so với nó. Một số người cho rằng bức tượng không cân xứng với chiều cao dền. Thần Zeus ở trong tư thế ngồi, nếu ông đứng lên ngôi đền sẽ bị bung mái. Nhưng cũng có người khen ngợi ý đồ của Pheidias. Chính nguy cơ ngôi đền bị bung mái khi "vua các vị than"^` đứng lên đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà thơ và sử gia. Bệ của tượng có bề rộng 6,5 m cao 1 m. Tượng cao 13 m tương đương với ngôi nhà bốn tầng. Bức tượng cao đến nỗi các du khách chỉ có thể mô tả về chiếc ngai vàng thần Zeus ngồi chớ không thấy rõ chi tiết cơ thể ông. Phần chân của chiếc ngai được trang trí bằng các tượng nhân sư và những vị thần chiếc thắng có cánh. Thần Apollo, Artemis và con gái của thần Niobe đều có mặt. Theo ghi chép của sử gia Hy Lạp Pausanias thì trên đầu của thần Zeus là chùm tia Olive. Tay phải ông giữ biểu tượng chiến thắng làm bằng vàng và ngà voi. Tay trái ông giữ một quyền trượng có con ó đậu ở đỉnh.
IV. ĐỀN ARTEMIS Ở EPHESUS
Artemis không chỉ đơn thuần là một ngôi đền mà còn là công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới theo đánh giá của các triết gia cổ đại. Đền được xây dựng để tôn vinh nữ thần săn bắn và thiên niên hoang dã của Hy Lạp, vị trí nằm tại thành phố cổ Ephesus gần thị trấn đương đại Selcuk cách thành phố Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ) 50 km về phía nam.
Dù nền ngôi đền có từ thế kỷ thứ VII TCN, Artemis chỉ mới được xây dựng sau đó 150 năm. Công trình đặt dưới sự bảo trợ của vua Croesus và do kiến trúc sư Hy Lạp Chersiphon thiết kế. Đến làm bằng đá cẩm thạch, trang trí bằng nhiều tượng đồng, sản phẩm của các thiên tài điêu khắc Pheidias, Polycleitus, Kresilas và Pheadmon. Đền vừa là chợ vừa là cơ sở tôn giáo. Trong nhiều năm nó là nơi tụ hội của các thương buôn, du khách, nghệ sĩ và các vị vua đến để bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần và dâng tặng đồ tế lễ. Các khai quật khảo cổ mới đây cho thấy nhiều tặng vật được chôn vùi, từ các tượng thần Artemis làm bằng vàng và ngà voi đến các vòng, nhẫn, lac…('' có gốc gác xa như Ấn Độ và vùng Persca (Iran hiện nay).
Đêm 21–07–356 TCN, một người đàn ông Herostratus đốt đền với mục đích bất tử hoá tên mình cùng ngôi đền. Có một sự trùng hợp kỳ lạ, cũng vào đêm đó Alexander đại đế ra đời. Về sau sử gia Plutarch viết rằng "do quá bận chăm sóc sự ra đời của Alexander nên nữ thần Artemis không rảnh tay bảo vệ ngôi đền thờ minh"`. Hai thập niên sau, đền được phục hồi. Khi Alexander chinh phục Tiểu Á, ông góp sức xây dựng lại ngôi đền.
Vào thế kỷ thứ I, sau thiên chúa giáng sinh, thánh Paul ghé thăm Ephesus để truyền đạo thiên chúa nhưng người dân vùng này không có ý định bỏ rơi nữ thần của họ. Đến năm 262 SCN, đền lại bị người Goth phá huỷ lần nữa. Dù các cư dân Ephesus thề sẽ khôi phục lại ngôi đền nhưng đến thế kỷ thứ IV, do đa số họ đã chuyển sang đạo thiên chúa nên đền không còn ý nghĩa tôn giáo nữa. Sau đó thành phố Ephesus bị bỏ hoang cho đến thế kỷ XIX nó mới được khai quật. Công trình đào bới đã làm lộ nền ngôi đền và con đường dẫn đến đền. Bước thứ hai là phục hồi một số cột để phục vụ du khách.
Nền đền Artemis có hình chữ nhật giống như đa số ngôi đền nào vào thời kỳ đó. Tuy nhiên khác với các công trình cùng tuổi, Artemis có tầm nhìn bao quát các khu vườn rộng. Các bậc thềm quanh đền dẫn đến những cây cột đá cao 20 m. có 127 cây cột đá, và tất cả đều được trang trí rất đẹp. Sàn đền rộng 80 m x 130 m. trong đền chứa nhiều công trình nghệ thuật kể cả bốn bức tượng đồng cổ Amazon do các nghệ sĩ lỗi lạc nhất vào thời đó khắc. Theo sử sách thì khi thánh Paul đến thăm đền, nó còn có cả những cây cột mạ vàng và nhiều tượng bằng bạc. Ngoài ra còn nhiều bức tranh vẽ tuyệt mỹ. Dù không có chứng cứ lưu lại về bức tượng Artemis đặt giữa ngôi đền nhưng người ta tin rằng nó đứng ở đó cho đến lúc đền bị đốt.
V. Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percic
Halicarnassus là thủ đô của một vương quốc nhỏ nằm bên bờ Địa Trung Hải. Năm 353 trước CN, vua Mausolus qua đời. Nữ hoàng Artemisia cũng là em gái của ông (theo tục lệ ở Caira thì người cai trị vương quốc phải kết hôn với em gái mình) quyết định xây một khu mộ thật lớn cho người chồng của mình. Ngôi mộ trở thành một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới đến nỗi cái tên Mausolus sau này đồng nghĩa với từ "ngôi mộ". Ngôi mộ cao bằng một tòa nhà 14 tầng. Vua Mausolus không nổi tiếng nhưng chính ngôi mộ đã khiến cho cả nhân loại biết đến ông.
VI. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios
Pho tượng nữ thần Tự Do mặc áo choàng, tay đưa ngọn đuốc lên cao tại cảng New York, một hình ảnh biểu trưng của nước Mĩ có lẽ không mấy xa lạ với chúng ta. Nhưng, điều mà ít ai biết chính là bức tượng nữ thần Tự Do này còn có một tên gọi khác - "Modern Colossus" (Colossus = tượng khổng lồ), như là âm vang gợi nhớ đến một bức tượng khổng lồ khác cùng kích cỡ (khoảng 110 feet = 33m, cao tương đương một tòa nhà hiện đại với 10 tầng), đã tồn tại cách đây hơn 2000 năm, cũng ở ngõ vào của một cảng biển sầm uất thời cổ đại và cũng là một biểu tượng của tự do : "Colossus of Rhode" - Tượng khổng lồ ở đảo Rhode.
Đất nước Hy Lạp cổ đại bị chia cắt bởi nhiều thành bang nhỏ. Trên đảo Rhode bấy giờ có 3 thành bang : Ialysos, Kamiros và Lindos. Năm 408 trước CN, các thành bang này kết hợp lại thành một lãnh thổ thống nhất với thủ phủ tại Rhodes. Thành phố phát triển hưng thịnh và có mối quan hệ chặt chẽ về thương mại và kinh tế với nước liên minh Ptolemy * (Ai Cập) .
Năm 305 trước CN, những người thuộc phe Antigonids của Macedonia, cũng là đối thủ của Ptolemie bao vây Rhodes, tìm mọi cách phá vỡ liên minh Rhodes - Ai Cập. Nhưng họ đã không thể xâm nhập vào thành phố. Hiệp ước hòa bình đạt được vào năm 304 trước CN, những người phe Antigonid mở vòng vây, rút lui, để lại nhiều trang thiết bị quân sự dồi dào của họ. Nhằm tổ chức kỷ niệm ăn mừng chiến thắng và thống nhất, người dân đảo Rhodes đã bán vũ khí đó, dùng tiền dựng nên bức tượng khổng lồ hình vị thần mặt trời - Helios. Bức tượng khổng lồ đứng kiêu hãnh uy nghi ngay cửa ngõ vào cảng, sải chân dang rộng và tàu bè có thể đi lại bên dưới. Mỗi sáng sớm, mặt trời chiếu vào làm pho tượng đồng ánh lên rạng rỡ một biểu tượng của tự do và thống nhất.
* : sau khi Alexander Đại Đế chết, các tướng lĩnh của ông đã không kiểm soát được vương quốc quá rộng lớn mà đế quốc Macedonia vừa chiếm được (gồm Tiểu Á, vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Ba Tư, Afganistan và Turkestan). Tướng sĩ tranh nhau quyền hành, đế quốc tan rã và Macedonia suy từ đó. Có ba trong số các tướng sĩ của Alexander đã thành công trong việc chia vương quốc này là Ptolemy (Ai Cập), Seleucus và Antigons.
Bức tượng thần mặt trời khổng lồ này do nhà điêu khắc nổi tiếng Charles ở Lindos thực hiện. Tượng đúc bằng đồng, đế tượng làm bằng đá cẩm thạch. Tượng cao 33m. Riêng ngón tay cái vài người ôm không xuể, thật là một pho tượng khổng lồ.Công trình tạc tượng Helios kéo dài 12 năm và hoàn thành vào năm 282 trước CN. Trong nhiều năm bức tượng được đặt trên đảo Rhodes cửa ngõ ra vào Ðịa Trung Hải của nước Hy lạp cổ. Cho đến khi xảy trận động đất kinh hoàng năm 266 trước CN, cả thành phố bị thiệt hại nặng và pho tượng thần mặt trời khổng lồ bị gãy ở đầu gối, phần yếu nhất của pho tượng.
10 thế kỷ trôi qua, bức tượng khổng lồ vẫn nằm trong đống đổ nát. Năm 654 sau CN, Arab đánh chiếm đảo, họ tháo gỡ phần còn lại của pho tượng và bán cho một người Do thái ở Syrie. NgườI ta kể rằng cần đến 900 con lạc đà để chở những bộ phận của bức tượng khổng lồ đến Syrie. Từ đó đến nay không ai còn nhìn thấy bức tượng này nữa, tính từ lúc xây dựng cho đến khi bị phá hủy nó chỉ tồn tại có 56 năm, nhưng được xếp vào 1 trong 7 kỳ quan cổ đại của nhân loại.
VII. KIM TỰ THÁP GIZA
Phía bờ tây sông Nile, sừng sững những Kim tự tháp hùng vĩ. Hình dạng độc đáo với nền móng vững chắc tiếp đất và chóp nhọn chọc trời là minh họa cho một sự kết hợp giữa trình độ kỹ thuật cùng sự cam kết tâm linh của người Ai cập cổ đại.
Thời hoàng kim về xây dựng kiến thiết của Ai cập kéo dài trong suốt Thời kỳ thứ 3, từ 2868 đến 2613 trước CN. Mục đính chính của các Kim tự tháp là nơi hầm mộ chôn cất các pharaoh và các quan chức cao cập của triều đình. Nền móng của nền quân chủ Ai cập dựa trên sự bất tử của các pharaoh, do vậy xác nhận sự tồn tại của "kiếp sau".
Kim tự tháp vừa để tôn vinh các pharaoh, vừa là nơi các vị này chờ đợi trước khi được gia nhập vào thế giới mới. Người Ai cập cổ đã đạt tới trình độ hoàn thiện trong kỹ thuật ướp xác để gìn giữ cơ thể sau khi chết, và thường trữ đầy trong các Kim tự tháp những tiện nghi sinh hoạt cung đình mà các pharaoh tỏ ý nguyện muốn đem theo vào kiếp sau.
Kim tự tháp vĩ đại nhất, cũng là kiến trúc duy nhất còn tồn tại ngày nay trong số 7 kỳ quan của thời cổ đại, là Kim tự tháp Giza, xây dựng trong thời kỳ cai trị của Cheops, tên Hy lạp của Vua Khufu (2545-2520 trước CN). Tại thời điểm nó được xây dựng, Kim tự tháp này cao cỡ 482 phút, trải rộng một diện tích chừng 13 hec-ta và nặng ít nhất 6.5 tỉ tấn. Napoleon tính toán rằng lượng đá xây nên Kim tự tháp này, trên 2 300 000 khối, có thể tạo nên một bức tường dày 1 phút bao quanh Pháp với độ cao 10 phút. Tầm vóc khổng lồ của Kim tự tháp Giza cũng được tương xứng bởi thiết kế chính xác. Mỗi cạnh của nền tháp dài 776 phút, chênh lệch nhau không quá 7.9 inches; các khối đá được xếp chồng khít tới mức không thể nhét xen kẽ giữa chúng dù chỉ một tờ giấy mỏng. Các cạnh tháp chạy hầu như chính xác từ bắc tới nam, đông qua tây, sai lệch chừng 4 độ không hơn.
Vào thế kỷ 19, khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra các Kim tự tháp, sức hấp dẫn của chúng đã làm nảy sinh cả một trường phái ngụy khoa học. Giới theo "Kim tự tháp học" miệt mài làm việc hòng tìm ra một "đơn vị Kim tự tháp", một đơn vị chuẩn đã cho phép người Ai Cập cổ đại xây dựng nên các công trình với sự chính xác siêu phàm. Các chuẩn như pi, khối lượng và chu vi TD, khoảng cách từ TD tới Mặt trời đã được gợi ý. Một số thì đề đạt giả thuyết các Kim tự tháp đóng vai trò các văn bản đá, ghi chép mã hóa toàn bộ lịc sử chi tiết của thế giới con người.
Các nhà Kim tự tháp học thậm chí còn dài dòng phóng đại giải thích quy trình các công trình vĩ đại này được xây dựng. Một giả thiết được phổ biến khá rộng rãi trong thế kỷ 20 là các tảng đá khổng lồ ấy đã được chuyên chở tới TD bởi các sinh vật ngoài hành tinh, thả xuống vị trí hiện tại của chúng bằng các UFO
Sự thật đằng sau sự tạo thành của các Kim tự tháp không hề kém phi thường, có chăng nó chỉ không mang tính chất hoang đường như các giả thuyết trên. Chu trình xây dựng bắt đầu với việc đẽo các tảng đá được mang về từ các mỏ khai thác cách đó chừng 600 dặm xa, tại Aswan. Đa số các nhà sử học cho rằng các tảng đá này được thả trôi theo bè xuôi sông Nile trong mùa lũ, mặc dù không có bằng chứng khảo cổ nào của các bè gỗ lớn đủ để chuyên chở các khối đá có kích cỡ khổng lồ ấy. Đá được chuyển về, tại công trình, việc đầu tiên của các nhân công lao động là tạo ra một mặt bằng móng bằng cách dẫn nước ngập vào bãi, tạo nên một hệ thống kênh rạch sau đó đào sâu cho tới khi mực nước khắp nơi cân bằng. Vòng đai ngoài được thiết lập, rồi cắt tới mức độ thích hợp, đôi khi một vài tảng đá cực lớn được giữ nguyên.
Một con đường lề bằng đá được làm bên bờ sông Nile nhằm phục vụ cho quá trình bốc dỡ. Các khối đá được kéo trên các xe trượt trụ trên các trục lăn từ vị trí cách xa chừnng nửa dặm tới công trường. Tại đây, đội thợ nề và thợ đẽo đá sẽ bào nhẵn bề mặt đá, chuẩn bị cho việc xây dựng.
Khi đã sẵn sàng, những khối đá khổng lồ được lăn vào vị trí, một quá trình gây nhiều tranh cãi bởi thực tế là vòng xe và dây tời kéo phải 800 năm sau đó mới xuất hiện tại Ai cập. Một vài học giả cho rằng người Ai Cập cổ đã chế ra các bậc cầu thang tam cấp dài theo độ cao dần của công trình với một độ nghiêng cố định; số khác gợi ý về một cầu thang xoắn dài theo tòa tháp. Đá được đẩy tới đầu cầu thang, rồi đặt vào trên nền vữa lỏng, bỏ yên tĩnh cho tới khi khô. Đường cầu thang này được tháo dỡ dần sau khi đỉnh tháp đã được dựng xong, và những người thợ nề có trách nhiệm mài nhẵn bề mặt đá trên đường đi xuống.
Lượng nhân công đã tham gia xây dựng nên tòa tháp này được nhà sử học Hy Lạp Herodotus dự đoán là 100 000 người, thay thế sau mỗi giai đoạn 3 tháng, trong suốt 20 năm, dù đây có lẽ là một con tính hơi bị cường điệu hóa. Một trại lính cổ đại phát hiện được ở gần đó có sức chứa 4000 người, và có vẻ như có tới vài trại lính ở xung quanh tòa tháp. Nhân công xây dựng không phải là nô lệ, công việc không bị ép buộc lao dịch, gây ra sự nghi ngờ với các truyền thuyết từ Kinh thánh về các quản đốc hà khắc dã man. Một bản khắc trên tường một hầm mộ một pharaoh tuyên bố rằng ông ta chưa bao giờ đánh một công nhân đủ mạnh để làm người đó ngã.
Hay quá page ơi! Kiến thức thật bổ ích. 5 sao
Trả lờiXóa