Cửu Thiên Huyền Nữ
Cửu Thiên Huyền Nữ, có nghĩa là người phụ nữ huyền diệu nơi từng Trời thứ 9.
Ðây là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu.
Nhân loại được biết Ðức Phật Mẫu qua danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ vào thời
thượng cổ, đời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Trung Hoa.
Sử ký chép như sau:
Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc
hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm
bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất
tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở
huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội
quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc.
Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được
phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự
thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt.
Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị
chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương
hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố
binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống
được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết.
Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn
Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu
Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế.
Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những
người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm
lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng,
giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi
nhớ các sự việc.
Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64
quẻ Dịch mà đoán kiết hung.
Vợ Ngọc Hoàng là Tây Vương Mẫu ở núi Côn Lôn, cùng một đàn Tiên nữ. Tây Vương
Mẫu có một vườn Đào, cứ 3000 năm trái chín một lần, ăn vào thì được trường sanh
bất tử.
Rồng
Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.
Hình tượng của rồng bao gồm các loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng
Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc(Long - Lân - Quy- Phụng).
Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau
Bị Hí là con trưởng của Rồng.
Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui. Linh vật có hình dáng thân
rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được
chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...
Li Vãn là con thứ hai của Rồng.
Còn có tên gọi là si vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích
ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí
trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…Bồ Lao là con thứ ba của Rồng.
Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng.
Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.Thao Thiết là con thứ năm của Rồng.
Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.Công Phúc là con thứ sáu của Rồng.
Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.Nhai Xế là con thứ bảy của Rồng.
Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.Toan Nghê là con thứ tám của Rồng.
Còn có tên gọi khác là kim nghê. Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.
Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).
Gumiho
Gumiho là một con hồ li
chín đuôi, loài vật truyền thuyết này bắt nguồn từ thần thoại Trung Hoa cổ xưa
nhiều thế kỉ trước. Có nhiều phiên bản của hình tượng này trong văn hóa dân
gian của Trung Quốc và Nhật Bản, mặc dù mỗi nơi có thay đổi chút ít. Huli Jing
của Trung Quốc và Kitsune của Nhật Bản có nhiều phương diện luân lí mơ hồ, ở
đó, hồ li có thể là người tốt và xấu, không cần thiết phải làm hại mọi người.
Mặt khác, Gumiho của Hàn Quốc dường như luôn mang hình ảnh độc ác và là loài
động vật ăn thịt người.
Theo truyền thuyết, một hồ
li sống nghìn năm trở thành gumiho, có thể biến đổi hình dạng của mình thành
một người phụ nữ. Một gumiho vốn xấu xa, ăn tim người hoặc sinh vật sống (
những huyền thoại khác nhau sẽ chỉ rõ từng đối tượng ) để tồn tại. Người ta cho
rằng huli jing của Trung Quốc đã được tạo nên từ năng lượng nữ giới (yin), và
cần tiêu hao năng lượng nam giới (yang) để sống. Kitsune của Nhật Bản là cả nam
hoặc nữ, và có thể rất tốt bụng
Gumiho thường là phụ nữ.
Một số có thể giấu thân phận hồ li của mình, trong khi một số thần thoại khác
lại cho thấy họ không thể biến hình hoàn toàn được ( ví dụ như sẽ còn khuôn mặt
hồ li hay là tai hoặc chín cái đuôi). Luôn có ít nhất một đặc điểm ngoại hình
để chứng minh thân phận hồ li thật sự hay một cách thần bí nào đó để buộc hồ li
phải lộ nguyên hình.
Giống người sói và ma cà
rồng trong những truyện phương tây, hồ li luôn có sự biến đổi trong truyền
thuyết tùy theo hướng mà mỗi câu chuyện bắt nguồn từ truyền thuyết. Một số
chuyện kể rằng nếu hồ li kiêng cử việc giết và ăn thịt trong vòng 1000 ngày, nó
có thể trở thành người. Một số khác như Gumiho: Tale of the Fox’s Child, kể
rằng một hồ li có thể trở thành người nếu người đàn ông thấy nguyên hình của cô
ta giữ được bí mật trong vòng 10 năm. Không kể đến quy luật riêng của từng
truyện, một số điểm luôn được giữ: gumiho luôn là một hồ li, một phụ nữ, biến
hình được, và ăn thịt người.
Bây giờ dựa trên ý nghĩa
văn hóa. Hồ li là hình tượng quen thuộc trong nhiều văn hóa khác nhau đại diện
cho kẻ lường gạt hoặc thông minh nhưng độc ác , nó cướp hay gạt người khác để
lấy được thứ nó muốn. Bất kì ai lớn lên trên từ những câu chuyện tưởng tượng
của Aesop đều biết sự lặp lại về hình dạng của hồ li trong những câu chuyện dân
gian. Và không khó để thấy rằng hồ li đã bị định kiến tồi tệ thế nào. Loài động
vật này là kẻ săn đêm, bẩm sinh là tay trộm cướp, và được thế giới biết đến với
đầu óc khá mưu mô, gian trá.
Ở Hàn Quốc, hồ li có ngụ ý
thứ hai – quyến rũ gợi tình. Từ dành cho hồ li, yeo-woo thật sự là cách mà
người Hàn Quốc gọi một người phụ nữ, chồn cái, nhân ngư, kẻ quyến rũ đàn ông
xảo quyệt.
Không phải ngẫu nhiên khi
gumiho bắt buộc là mĩ nhân. Họ là cách mà dân gian dùng để cảnh báo nguy hiểm
cho những người đàn ông đừng để phụ nữ lường gạt hay bị dụ dỗ một cách rồ dại.
Ví dụ, trong rất nhiều truyện về anh hùng ( thường là đàn ông) thường phải chịu
đựng sự quyến rũ của hồ li và cởi bỏ quần áo nàng, thế nên biết được thân phận
thật của nàng.
Chắc rằng khái niệm tình
dục của phụ nữ là nguy hiểm không có gì mới đối với chuyện dân gian, nhưng
không có nghĩa là cả hình tượng gumiho và cách dùng từ yeo-woo hoàn toàn phổ
biến trong văn hóa hiện đại và những chuyện hư cấu. Đa số giải thích việc thần thoại
gumiho là một câu chuyện được thiết kế để duy trì chế độ gia trưởng. Nhưng đó
chính là điều làm huyền thoại trở nên thật sâu sắc theo đúng cách riêng của nó.
Trong phim ảnh và truyền
hình, gumiho có thể là cả hình tượng đáng sợ và quỷ dữ thật sự, hoặc một hình
tượng hài hước gây cười, tùy theo theo thể loại, Và qua nhiều năm, huyền thoại
gumiho đã có sự thay đổi, như trong Gumiho: Tale of the Fox’s Child nói về một
gumiho chịu nhiều đau khổ với tâm hồn lương thiện luôn muốn được làm người và
sống cuộc sống như con người. Cô là một con quỷ khó ưa, chọn đi con đường tốt,
đạo đức để giữ cho mình những phẩm chất của loài người. Cách lí giải này
khá gần với thần thoại một linh hồn ma ca rồng, một con người phải đấu tranh
với con quỷ bên trong mình.
Bàn Cổ
Bắt đầu từ thuở hồng hoang, người xưa cho rằng lúc đấy xung quanh thế
giới chưa có gì ngoài một quả trứng khổng lồ. Quả trứng ấy chính là thế
gian. Rồi từ trong quả trứng, Bàn Cổ nở ra tay vớ lấy cái rìu, vung rìu chặt nứt hẳn quả trứng làm
hai, những chất “tinh hoa” trắng đục lơ lửng chảy ngược lên cao tạo
thành bầu trời, những “kết tinh” sẫm màu thì rơi thẳng xuống bồi nên
mặt đất. Nhưng bấy giờ trời và đất còn ở gần nhau, chỉ có Bàn Cổ ở giữa
gánh vác. Cứ thế trôi qua chả biết lao lâu (có người bảo tận 18000 năm),
Bàn Cổ hấp thụ linh khí thiên nhiên mà cao lớn, lớn đến mức trời và đất
cách xa nhau như ngày nay. Cảm thấy thế là đủ lớn, Bàn Cổ bắt đầu sáng
tạo vạn vật theo ý mình. Cho đến khi chết đi cơ thể ông vẫn như muốn
tiếp tục công việc mà ông luôn làm. Mắt Bàn Cổ hóa thành Mặt Trời và Mặt
Trăng, thịt xương thì thành đồi núi rừng cây, máu ông giờ chảy thành
những con sông, tóc rải lên trời thành những vì sao, lông tay lông chân
gắn với da thịt trở thành thảo nguyên trải dài, đến cả những ngọn gió
cũng từ hơi thở của ông mà thành…
Kể một câu chuyện khác cũng về
sự xuất hiện của Bàn Cổ, theo Lão Giáo người ta bảo rằng: Bàn Cổ vốn là
một cục đá ở núi Côn Luân do hấp thụ linh khí trời đất mà thụ thành hình
người sau 10 tháng 16 ngày. Xuất hiện đã chạy nhảy khắp nơi, tìm quả
ngọt mà ăn, sương mai mà hớp, dần dần mình cao tám thước, sức khỏe vô
địch, đi về hướng Tây, Bàn Cổ ở phiên bản này cũng nhặt được cây rìu , từ đó cũng cầm rìu mà sáng tạo thế giới…
Ngày ước cho thế giới rộng lớn hơn rồi mọi vật được sinh ra, bùm một cái
mọi vật được sinh ra thật. Rồi cứ thế đến khi Bàn Cổ chết đi, cơ thể của ông lại tiếp tục hoàn thiện thế giới.
Cre: On Internet, thế giới thần thoại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét