Thoth
Theo một chuyện kể thì ông theo lệnh thần Ra soi sáng bầu trời ban đêm. Tại đây, ông bị các quái vật gặm nhấm dần dần nhưng chúng lại phải từ từ nhả ra từng miếng nhỏ. Thần Thoth thường được mô tả dưới dạng một con cò lớn hoặc một con khỉ đột. Người ta nói là ông viết sách pháp thuật, có tên là Sách của thần Thoth đang được chôn trong một ngôi một gần Memphis. Các câu thần chú trong sách được nói là có thể giúp cho người sử dụng có được quyền năng đối với linh. Thoth cũng là thần ghi lại phán quyết của tòa án xét xử người chết dưới âm cung.
Thần Thoth được vẽ như người có cái đầu con cò mỏ quặp. “Thoth Tarot” đã từng được lưu hành ở Ai Cập cổ đại. Theo truyền thuyết, thần Thoth đã nghĩ ra chữ viết và ghi lại tất cả những hiểu biết của các thần. “Thoth Tarot” được chép trên 78 lá vàng mà tác giả là người ở lục địa Atlantis huyền thoại. Về sau, “Thoth Tarot” được chép lại vài ba lần trên giấy chỉ thảo. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn lưu hành, những lá vàng chép sách này bỗng biến mất vô tăm tích. Các bản sao cũng đã bị toà án Giáo hội tiêu huỷ. Chỉ một phần nhỏ từ một trong những bản sao chép đầu tiên còn lại cho tới ngày hôm nay và đang được lưu giữ tại Thư viện Alexandria ở Ai Cập.
The Four Horsemen of the Apocalypse
Bốn kị sĩ Khải huyền trong Kinh Thánh-Họ vốn không hề có tên và chỉ được phân biệt dựa trên màu sắc các con ngựa đi cùng cũng như những tai họa mà họ mang đến. Tuy nhiên, người ta thường gọi các kỵ sĩ là Cái Chết, Chiến Tranh, Bệnh Dịch và Nạn Đói.
Chuyện về “bốn kỵ sĩ của ngày tận thế” đến hủy diệt thế giới được viết trong quyển sách cuối cùng của kinh Tân Ước, đó là cuốn Sách Khải Huyền của Thánh Gioan – có nội chủ yếu nói về những lời tiên tri vào ngày phán xét cuối cùng.
Tương truyền rằng trong cánh tay phải của Chúa có ẩn tàng bảy cái thiên ấn. Khi Chúa Jesus mở bốn cái dấu đầu tiên, sẽ có bốn quái thú hình người cưỡi trên bốn con kỵ mã màu trắng, đỏ, đen và xanh xám; tượng trưng cho sự xâm lược, chiến tranh, đói kém và chết chóc.
Sphinx
Tượng Sphinx nằm ở sa mạc Ai Cập cách thủ đô Cairo khoảng 8 dặm, được người xưa dùng để canh gác ba kim tự tháp lớn ở Giza. Đó là một quái vật tạc bằng đá, đầu người mình sư tử với những chân có vuốt trải ra phía trước.
Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Đôi mắt đầy vẻ bí hiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi. Mắt con Sphinx nhìn chằm chằm ra phía sa mạc với cái vẻ kênh kiệu khó hiểu.
Tượng cao hơn 18 mét và trải dài tới 57 mét, mặt có bề ngang 5 mét, tai 1,57 mét, mũi 1,7 mét. Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay!
Tại sao lại xây dựng tượng này? Một bằng chứng mà ta có được xuất phát từ việc tìm thấy một am thờ nằm giữa những cái chân của quái vật này. Am thờ nhỏ này có bút tích của hai vị hoàng đế cổ Ai Cập. Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trong những hình dạng của thần Mặt trời Horus. Và hai vị còn nói rằng mục đích làm tượng Sphinx là để xua đuổi tất cả những điều bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh kim tự tháp.
Ở Ai Cập có nhiều tượng Sphinx, ngoài tượng Sphinx lớn ở Gizah. Đầu tượng biểu thị các vị hoàng đế. Trong các sách thánh của người Ai Cập sphinx có nghĩa là "vua chúa".
Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác cái lốt của chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người, nửa thú.
Quan niệm về Sphinx đã từ Ai Cập truyền tới các nền văn minh khác, chẳng hạn như Assyria và Hy Lạp. Ở các vùng này, Sphinx thường có thêm cánh. Ở Assyria Sphinx thường là đàn ông, nhưng ở Hy Lạp Sphinx lại có đầu đàn bà.
Trong thần thoại Hi Lạp, Sphinx là con sư tử có cánh với cái đầu của người phụ nữ là con của quái vật Chimenra và Orthus hay con của quái vật Typhon và Echidna. Nó ngồi trên bệ đá trước cổng thành Thebes, đưa ra một câu đố bí hiểm cho những ai muốn vào thành. Đó là câu hỏi về một sinh vật buổi sáng đi bằng 4 chân, buổi trưa đi bằng 2 chân còn đến chiều lại đi bằng 3 chân. Bất kì người nào không trả lời được đều bị nó xé xác ăn thịt. Cuối cùng người anh hùng Oedipus đã giải đáp được câu đố này - đó là con người vì còn nhỏ bò bằng 4 chân, lúc trưởng thành đi bằng 2 chân và về già phải chống gậy đi bằng 3 chân - khiến con nhân sư tức giận mà chết.
Benten
là vị nữ thần duy nhất trong số shichifukujin (Bẩy vị thần may mắn ( Shichi Fukujin )- có nghĩa là 7 điều hạnh phúc), bảo trợ cho văn học, nghệ thuật, khoa học, sắc đẹp và đặc biệt là âm nhạc. Benten vốn là em gái của vua âm phủ trong Phật giáo, nhưng về sau do có sự nhầm lẫn mà người ta gán cho bà những phẩm chất thiện tính và đưa bà vào hệ thống bảy vị phúc thần.
Tương truyền bà đã kết hôn với một con rồng để làm cho nó thuần tính hơn, nên đôi khi bà được thể hiện đang cưỡi trên một con rồng hay rắn biển. Bà cũng gắn liền với biển cả, do đó đền thờ bà thường được đặt trên biển hoặc trên một hòn đảo. Benten được xem là mẫu mực về những tài năng của phụ nữ và luôn xuất hiện với cây đàn Biwa trên tay. Benten còn được cho là vị thần mang lại may mắn trong hôn nhân và là vị thần bảo trợ cho các geisha.
Typhon
Pele
Theo truyền thuyết của Hawaii thì hồi xưa khi núi lửa hoành hành khủng khiếp, giết hại bao nhiêu dân lành , qua bao nhiêu cuộc tế thần đều không kết quả thì có một người con gái tên là Pele mới tự nguyện phát tâm khấn rằng sẽ hy sinh tấm thân nhảy vào miệng núi lửa để làm dịu cơn giận dữ của thần núi lửa , sau khi khấn , cô gái nhảy thẳng vào miệng núi lửa đang sôi sục và một điều kỳ diệu đã xảy ra là núi lửa dịu hẳn xuống , không còn hung dữ như trước , nên thổ dân đã coi Pele như vị nữ thần cứu nhân độ thế , có vẽ lại chân dung thờ cho tới ngày nay.....
Vì quá thương Pele nên lòng sùng kính nàng lên cao độ biến những hóa chất nóng chảy bị kéo ra theo dòng nước sôi sục dưới lòng biển thành những dạng như giọt nước và như những sợi tơ chỉ...họ gọi đó là tóc và những giọt nước mắt của nữ thần Pele....
Còn một số câu truyện khác cho rằng:
truyền thuyết về nữ thần Pele sống trong núi lửa. Đây là một nữ thần rất nóng nảy và độc ác . Pele có thú vui là "kết nạp" rất nhiều "người tình", nhưng mỗi lần "vui thú" xong là bà ta lại dùng dung nham nóng chảy giết chết tất cả. Sau này bà ta thấy cô đơn và tội lỗi nên thường "nổi hứng" khóc vô tội vạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét