Tiamat
Trong thần thoại Babylon, Tiamat là một nữ thần biển và là hiện thân của sự hỗn loạn nguyên thủy. Bà ta tạo ra tất cả các vị thần Babylon, rồi sau đó tấn công họ và được chia thành hai bởi thần Marduk, người đã sử dụng phần còn lại của mình để tạo ra trời và đất.
Truyền thuyết Babylon bắt nguồn bởi nước - ở đó xuất hiện vị thần nước ngọt là Apsu tượng trưng cho nam, và vị thần nước mặn Tiamat tượng trưng cho nữ. Sự kết hợp giữa 2 vị thần sinh ra Lahmu và Lahamu, hiện thân là rắn. Mỗi thời kỳ phát triển thêm nhiều vị thần, Lahmu và Lahamu tạo ra Anshar và Kishar. Từ đó xuất hiện Anu.
Anu sinh ra đứa con trai thường gọi là Ea. Mỗi vị thần thế hệ sau thừa hưởng sức mạnh và hoàn thiện hơn các vị thần thế hệ truớc. Mâu thuẫn giữa các thế hệ thần linh bắt đầu nảy sinh tuy nhiên Tiamat - người mẹ của các vị thần vẫn im lặng và kiên nhẫn chờ đợi. Những đưá con thần linh bắt đầu phản kháng lại cha mẹ của chúng.
Bùng nổ tức giận, Apsu quyết định loại bỏ tất cả để làm lại từ đầu. Tuy nhiên, mục đích ấy đã bị Ea phát hiện. Hắn ru ngủ Apsu bằng câu thần chú bùa mê, và Ea đã giết chết Apsu trong lúc đó. Tiamat vẫn không hề có phản ứng gì. Ea dựng lên ngôi đền lớn xung quanh xác Apsu, và sống trong nhung lụa cùng với vị hôn thê của mình là Damkina. Damkina hạ sinh MARDUK - người hùng của mọi thời đại. Marduk xuất hiện với hình thể lạ thường, 4 tai và 4 mắt, thêm vào đó ông nội Marduk là Anu tạo cho hắn 4 ngọn gió để chơi đùa. Điều này làm kinh động các vị thần khác, và họ đã đánh động cho Tiamat, Tiamat không thể lặng im mãi trước sự kinh động như thế.
Tiamat quy tụ đội quân đông đảo quái vật và thần linh dưới trướng. Với sức mạnh bành trướng, Tiamat dễ dàng quật ngã Ea và Anu, nhưng Marduk đã thách đấu với Tiamat một chọi một.
Với vũ khí chỉ đơn giản là 1 cây cung, 1 mũi tên, 1 cây chùa, sấm chớp và mạng lưới tạo bởi 4 ngọn gió, Marduk đã bẫy Tiamat vào lưới tạo bởi 4 ngọn gió của mình; khi Tiamat cố gắng nuốt chửng Marduk, hắn đánh toạc quai hàm Tiamat bằng những cơn lốc xoáy, và xuyên thủng tim bằng mũi tên. Từ đó Marduk tạo ra thế hệ loài người.
Chaos
Chaos được nhắc đến như một vị thần đầu tiên trong thần thoại Hy Lạp. Theo miêu tả thì "đó là một vực thẳm đen ngòm, vô cùng vô tận, trống rỗng, mơ hồ, vật vờ, phiêu bạt trong khoảng không gian bao la . Như vậy, về mặt khoa học, có thể coi Chaos như là phần khoảng không vũ trụ, nơi được dự đoán chứa đựng những hố đen vô cực, bí hiểm và cũng là nơi sinh ra các hành tinh, sự sống trong vũ trụ.Chaos sinh ra năm người con mà chúng ta hầu như ai cũng biết rồi.
Gaia(vị thần đất mẹ)
Tartarus (địa ngục vô tận)
Erebus (vực thẳm và bóng tối khôn cùng)
Nyx (đêm tối vô biên)
Eros (ái tình và dục vọng).
Sōjōbō
Sōjōbō là vua của các Tengu trong thần thoại nhật bản , vị thần nhỏ sống ở các vùng núi và rừng của Nhật Bản . Sōjōbō được miêu tả có mái tóc trắng dài và một cái mũi dài kì lạ.Ông là Tengu cực kỳ mạnh mẽ, một truyền thuyết nói rằng ông có sức mạnh của gấp 1000 so với các Tengu bình thường khác . Sōjōbō sống trên núi Kurama (phía Bắc của Kyoto ).
Sōjōbō có lẽ là nổi tiếng nhất là việc giảng dạy các chiến binh Minamoto no Yoshitsune (sau đó được biết đến với tên thời thơ ấu của ông Ushiwaka-maru hoặc Shanao) nghệ thuật của kiếm thuật , chiến thuật trong thế kỷ 12.
Trong thực tế, cái tên "Sōjōbō" bắt nguồn từ Sōjōgatani, thung lũng ở núi Kurama Kifune gần ngôi đền liên quan đến việc Shugenja. Đó là trong thung lũng này là Ushiwaka đào tạo với Sōjōbō trong truyền thuyết. Mối quan hệ này là cơ sở của nhiều người Nhật bản khắc gỗ in , trong đó có một bằng Tsukioka Yoshitoshi .
Ngoài ra ở một số làng Nhật Bản, cha mẹ lấy truyền thuyết rằng ông ăn thịt các đứa trẻ để ngăn chặn chúng vào rừng vào ban đêm.
Tengu
Tengu ( nghĩa là “Thiên cẩu”) là một loại youkai trong văn học Nhật Bản, trong hội hoạ, hội kịch, truyền thuyết , lịch sử và văn học . Thuộc một trong các yōkai (yêu quái) được biết đến nhiều nhất, và đôi khi còn được tôn thờ là Shinto kami (linh hồn thanh cao hoặc thần thánh). ngẫu nhiên thay tên của Tengu Nhật bản lại giống với tên của một yêu quái chó của Trung Quốc (Tiangou), người ta vẫn thường nghĩ rằng tengu có hình dạng như một con quạ, và trong thần thoại chúng được miêu tả là có đặc điểm giống cả người lẫn chim.Trong khi ở Phật giáo, tengu được cho là yêu quái và là điềm báo của chiến tranh. Về sau họ đã có phần xóa bỏ cách nghĩ này , nhưnghọ vẫn cảnh giác trước khả năng Tengu vốn xấu xa thì đã có linh hồn của các vị thần Rừng và thần Núi. Tengu được xem như là có liên kết với một đời tu trì khổ hạnh được biết đến dưới cái tên là Shugendō, và chúng thường được miêu tả đặc điểm cách ăn mặc của tay sai nó, yamabushi.
Yggdrasil
Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là Yggdrasil là từ ghép của ygg (khủng khiếp) và drasil (ngựa). Yggr là một trong các biệt danh của Odin nên nghĩa của Yggdrasil được cho là "con ngựa của Odin", ám chỉ chín ngày Odin tự treo mình lên cây này để đổi lấy chữ rune. Thơ ca cổ Bắc Âu đôi khi gọi giá treo cổ là "con ngựa của kẻ chết treo". Một giả thuyết khác cho rằng Yggdrasil có nghĩa là "con ngựa khủng khiếp", tức là không liên quan gì tới Odin.
Fjolsvinnsmál, một bài thơ trong Edda bằng thơ gọi cây thế giới là Mimameidr (cây của Mimir). Yggdrasil có thể coi là đồng nhất với Lérað, cái cây có cành lá vươn tận Valhalla và là nguồn thức ăn cho con dê Heiðrún và con hươu Eikþyrnir.
Trong Edda, Yggdrasil được miêu tả là có ba rễ: một qua Asgard, một qua Jötunheim và một qua Hel. Phiá dưới rễ qua Asgard là giếng nước Urd (Urðabrunnr - còn gọi là "Giếng số phận"). Ở đó có ba nữ thần số mệnh (còn gọi là các Norn), những người không chịu ảnh hưởng của bất kỳ ai kể cả các thần linh.
Những nữ thần này hàng ngày lấy nước từ giếng Urd để tưới cho Yggdrasil giữ nó mãi xanh tươi. Dưới rễ qua Jötunheim là dòng suối (có nơi cho là giếng nước) của Mímir (Mímisbrunnr - còn gọi là "Suối, hay giếng, tri thức") và dưới rễ qua Hel là giếng Hvergelmir (có nghĩa là "cái chảo sôi").
Một con gà trống khổng lồ (hoặc một con chim ưng) tên là Vidofnir đậu trên ngọn của Yggdrasil. Con rồng Níðhöggr gặm phần rễ đi qua Niflheim của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét