Medusa
Trong thần thoại Hy Lạp, Medusa là một con quỷ trong ba chị em quỷ có tên chung là Gorgone. Trong số ba chị em lũ quỷ này thì Medusa là con quỷ hung dữ nhất và cũng là con quỷ trẻ nhất, có thể đánh chết được, còn hai con kia thì bất tử. Chúng là con gái của Phorkix, cháu của Pôngtôx và Kêtô, chắt của Ôkêanôx...
Theo truyền thuyết thì trước kia Medusa là một nữ thần bất tử rất xinh đẹp, có mái tóc bồng bềnh cực kì quyến rũ. Vì thế Medusa đã tự mãn cho rằng mình còn đẹp hơn nữ thần Athena. Chưa hết, Medusa còn xúc phạm Athena hơn nữa khi nàng lén lút hẹn hò với Poseidon trong đền thờ của nữ thần. Athena tức giận trừng phạt Medusa, biến nàng thành nữ quỷ trông dị hợm hơn hai chị mình gấp bội và mất đặc ân bất tử. Đầu của Medusa là một đàn rắn độc quấn quanh như một vành khăn. Những con rắn này lúc nào cũng ngóc đầu lên tua tủa, nhe nanh há miệng, rãi rớt ròng ròng, sẵn sàng cắn mổ vào bất cứ ai động đến chủ nó. Tay của Medusa làm bằng đồng, móng sắc hơn dao. Và Medusa lại có đôi cánh bằng vàng để có thể bay lượn trên không, tiến thoái, lên xuống nhẹ nhàng khi giao chiến. Nhưng điều đáng sợ nhất là đôi mắt nảy lửa của Medusa, hễ ai nhìn vào đó là biến thành đá. Vì thế mà chẳng ai dám bén mảng đến gần chúng. Nhưng cuối cùng, người anh hùng Perseus, con của thần Dớt vĩ đại hạ được Medusa, lập được một chiến công lớn, mở đầu cho sự nghiệp anh hùng của mình.
Sau khi bị chém đầu, từ máu của Medusa xuất hiện thần mã có cánh Pegasus bay thẳng lên bầu trời. Và thần thoại Hy Lạp lại mở thêm những trang mới về những nhân vật thần kì này.
Moses
Moses là con của một phụ nữ Hebrew (Do Thái). Khi nhận biết đứa bé sơ sinh là con trai, bà tìm cách cứu con mình khỏi bị giết theo một chiếu chỉ của Pharaoh ra lệnh tàn sát tất cả bé trai thuộc dân tộc Do Thái nô lệ ngay khi chúng vừa chào đời. Cuối cùng, cậu bé Moses được nhận nuôi để trở nên một thành viên của hoàng gia Ai Cập. Sau khi ra tay giết chết một quản nô Ai Cập để cứu một người Hebrew, Moses bị buộc phải chạy trốn, rồi trở thành mục tử. Về sau ông được Thiên Chúa kêu gọi trở về Ai Cập với sứ mạng giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ, dẫn dắt họ băng qua Hồng Hải, tiến vào hoang mạc và, vì lòng vô tín của dân Israel, ông cùng với họ lưu lạc trong đó suốt 40 năm. Dù sống thọ đến 120 tuổi, Moses không được vào Đất Hứa nhưng chết trong hoang mạc.
Valkyrie
Valkyrie là tên gọi của những tiểu nữ thần phục vụ vị thần tối cao Odin mà đứng đầu là Brynhildr. Trong văn học Bắc Âu cổ, Valkyrie còn được dùng để gọi những người phụ nữ trinh tiết xinh đẹp đã chết.
những Valkyrie được miêu tả là những người trinh nữ xinh đẹp với làn da trắng và mái tóc vàng óng. Khi ra chiến trường, họ mặc áo giáp đỏ, đội mũ vàng, cầm khiên giáo sáng loáng và cưỡi trên những con ngựa thần lông trắng có cánh. Mỗi lần đi, từ những con ngựa ấy rơi ra những hạt nước gọi là sương mai, tỏa ra những ánh sáng cầu vồng gọi là cực quang hay Bắc quang vì thường xuất hiện trên bầu trời ở khu vực Bắc Âu. Đôi khi, họ còn được gọi là những "Thiếu nữ Thiên nga" do bộ áo giáp được làm từ lông thiên nga cho phép họ có thể tự do bay lượn.
Khi xuống trần gian Midgard, các Valkyrie hóa thân thành những con thiên nga, tìm những ngọn suối đẹp để tắm.
Leonidas
Vị vua của thành bang Sparta ở Hy Lạp.
Ở Saprta xưa có tục lệ giết hài nhi ốm yếu hay dị tật từ lúc chúng mới sinh, chỉ giữ lại những đứa trẻ khỏe mạnh nhất, Leonidas là một trong số trẻ em may mắn đó. Năm 7 tuổi, cậu bé bị tách khỏi người mẹ thân yêu để trưởng thành trong sự khổ luyện khắc nghiệt. Leonidas được dạy rằng không được nhân từ, không được khoan nhượng với kẻ thù, và chết trên chiến trường chính là vinh dự lớn lao nhất mà cậu nhận được.
Cuối cùng, khi đã trưởng thành, Leonidas trải qua thử thách cuối cùng trong cánh rừng mùa đông với con sói dữ. Cậu phải chọn lựa: Hoặc là sống sót quay về, trở thành vua của Sparta hoặc không là gì cả. Nhờ mưu trí cùng với lòng can đảm, Leonidas đã chiến thắng thử thách và cai trị thành bang Sparta trong suốt 30 năm dài.
Amaterasu
Bà cũng được cho là thủy tổ trực tiếp của Hoàng gia Nhật Bản và Thiên hoàng, những người tự coi mình là hậu duệ của thần linh.
Jeanne d'Arc
Jeanne d'Arc (tiếng Việt: Gian Đa, 6 tháng 1 năm 1412 – 30 tháng 5 năm 1431) là một nữ anh hùng người Pháp trong cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa Pháp và Anh. Ngày 16 tháng 5 năm 1920, Jeanne d'Arc được Giáo hoàng Biển Đức XV chính thức phong thánh.
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở phía đông nước Pháp, cô chỉ huy quân Pháp giành được một số chiến thắng quan trọng trong cuộc Chiến tranh trăm năm. Cô cho biết mình được thiên khải dẫn dắt giúp giải phóng nước Pháp đánh bại quân Anh, và như vậy gián tiếp đưa Charles VII lên ngôi. Cô bị người Anh bắt giữ, bị tòa án giáo hội xét xử, bị kết tội là phù thủy và bị hỏa thiêu khi chỉ 19 tuổi. Sự nghiệp của cô như vậy chỉ gói gọn trong hai năm cuối đời, một năm chiến đấu và một năm bị cầm tù. Hai mươi bốn năm sau, Giáo hoàng cho tra xét lại vụ án, và tuyên bố cô vô tội, rồi phong cô là một người tử vì đạo. Cô được ban phúc lành năm 1909, rồi đến năm 1920 được phong thánh.
Jeanne chứng thực là cô nhận được thiên khải từ Chúa muốn cô giải phóng quê hương mình từ ách thống trị của người Anh trong cuộc Chiến tranh trăm năm. Vua Charles VII của Pháp, khi đó còn chưa lên ngôi, gửi cô cùng một đoàn quân đến đánh giải vây cho thành Orléans. Cô trở nên nổi bật sau khi vượt qua được thái độ coi thường của các chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, và phá vây chỉ trong vòng chín ngày. Một loạt chiến thắng chóng vánh khác mở đường cho việc Charles VII đăng quang tại Reims.
Jeanne d'Arc tiếp tục là một hình tượng quan trọng trong nền văn minh phương Tây. Kể từ thời Napoléon cho tới thời hiện đại, các nhà chính trị Pháp thuộc tất cả các nhóm chính kiến tiếp tục gợi đến hình ảnh cô. Trong số các nhà văn và nhà soạn nhạc viết các tác phẩm về cô có thể kể đến Shakespeare, Voltaire, Schiller, Verdi, Tchaikovsky, Twain, và Shaw. Hình tượng cô tiếp tục được sử dụng trong phim ảnh, truyền thông, ca nhạc, múa hát và trò chơi điện tử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét