Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Truyền thuyết cây sáo của Nguyệt Thần



Truyền rằng , xưa kia , công chúa Nguyệt Cung là Hằng Nga vì muốn quên đi nỗi đau chia cắt với Hậu Nghệ nên đã sang tạo ra Quảng Hàn Vô Ưu Thần Sáo. Cây sáo thần được làm từ thân của một loài cây mọc ở đỉnh phía Bắc của Hoa Sơn . Loài cây này mọc hướng về phía mặt trăng , hấp thụ tinh khí của đất trời , một trăm năm mới đâm chồi , một trăm năm nữa mới thành cây , và ba trăm năm mới ra hoa một lần. Hoa có màu trắng tinh khôi như tuyết , hình hài như một thiếu nữ điệu đà , những ai nhìn thấy nó đều quên hết khổ đau trần tục , trẻ mãi không già . Chính vì vậy mà người ta đặt cho nó cái tên là Thiên Niên Vong Ưu.

Cây sáo đã làm xong , Hằng Nga mang đến tiệc bàn đào của Tây Vương mẫu để tham tấu khúc nhạc của mình . Sau khi các tiên nữ đã biểu diễn xong điệu nghê thường , Hằng Nga uyển chuyển bước ra đại đường của thiên đình , trước mặt chúng tiên và Ngọc Hoàng Thương Đế và mang theo cây sáo sáng lấp lánh như triệu vì tinh tú. Chúng tiên ngẩn ngơ trước vẻ đẹp kiều diễm của nàng , đến cả Tây Vương Mẫu và Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng phải không khỏi trầm trồ . Công chúa Quảng Hàn cung , nhẹ nhàng dạo khúc nhạc Vong Ưu bằng cây sáo thần . Tiếng nhạc cất lên , tất cả chúng tiên đều say đắm , không còn ai cảm thấy bực dọc hay buồn bã . Hằng Nga bắt đầu điệu múa , cùng tiếng sáo của chính mình, nàng xoay người , tỏa sáng như mặt trăng đêm rằm khiến ai nấy đều đắm đuối , ngất ngây . Chính giây phút ấy , Hằng Nga cảm thấy mình dường như đã đạt đến vĩnh lạc , không bao giờ đau khổ , không sầu ai . Cảm thấy cây sáo thật diệu kỳ , một số nữ thần trong tiệc bàn đào có ý muốn thử xem tác dụng của nó , họ nghĩ ra một trò độc ác đó là tạo ra hình ảnh của Hậu Nghệ , người phu quân của Hằng Nga để thử nàng . Vừa thấy hình ảnh của Hậu Nghệ , Hằng Nga như trở nên mất hồn , khúc nhạc Vong Ưu dừng lại . Trên gương mặt của Nguyệt thần xuất hiện hai dòng lệ ngọc . Không nói không rằng , Hằng Nga bay về Quảng Hàn Cung , bỏ lại chư tiên tại hội bàn đào vẫn còn ngẩn ngơ chưa thoát khỏi tác dụng thần kỷ của sáo thần . Hằng Nga đau khổ nhận ra cây sáo thần dẫu kỳ diệu đến đâu cũng không giết được mối tình giữa nàng và Hậu Nghệ , nàng tức giận ném cây sáo thần khỏi thiên đình . Từ đó , người đời truyền nhau về Vô Ưu Thần Sáo . Truyền rằng , ai có được nó , sẽ thoát khỏi kiếp sầu thương , trẻ mãi không già , bất tử với trời đất. Tuy nhiên , câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đó…

Hán Vũ Đế đời thứ bảy nhà Tây Hán mê tín vô độ , ông ta vì ham muốn tuổi thanh xuân vĩnh cửu nên đã sai người đi tìm kiếm khắp nơi để hòng chiếm được cây sáo của Nguyệt thần. Cuộc tìm kiếm diễn ra năm này qua năm khác mà vẫn thất bại ê chề . Không ai biết được cây sáo ấy nằm ở đâu , hay có lẽ những người biết về nó thì đều bị hóa điên hoặc gặp phải họa vong thân . Bấy giờ , Vũ Đế có người con cả là Lưu An thái từ . Lưu An không bận tâm việc triều chính . Niềm vui của ông là ngao du khắp nơi , cùng vợ là Tầm Nguyệt tìm kiếm những vùng đất lạ . Trong một lần ngao du đến biên giới phía Tây , Lưu An cùng hiền thê đã nghỉ chân lại Cổ Thạch Động . Đang đêm tĩnh mịch , bỗng hai người nhìn thấy có ánh sáng kì lạ phát ra từ trong động . Lưu An cùng một số người hầu cận tuốt gươm tiến vào trong . Vào đến nơi thì ai nấy đều ngỡ ngàng và kinh ngạc nhìn thấy một cây sáo bạc , tỏa sáng như muôn nghìn ngôi sao. Chẳng biết nó đã bị chôn vùi bao lâu nhưng kì thực trên thân sáo không hề có chút tì vết của tháng năm. Lưu An mang đến cho vợ mình xem . Là một người am hiểu sách truyện thời xưa , Tầm Nguyệt đoán ngay đó chính là Quảng Hàn Vô Ưu Thần Sáo . Nàng kê miệng thổi thử , một nốt nhạc thần thánh vang lên , cả sơn động như bừng tỉnh , cỏ cây như được phục sinh . Cao trên bầu trời , vầng trăng bỗng chốc ló ra khỏi đám mây mù tỏa sáng như ban ngày . Hai vợ chồng vui mừng vì có được cây sáo , vội cúi đầu về phía mặt trăng lạy ba lạy để cảm tạ món quà của Nguyệt thần .












Câu chuyện về cây sáo chẳng mấy chốc lan truyền đến tai Vũ Đế , ông ta tìm đủ cách để dụ dỗ Lưu An dâng cây sáo cho mình . Nhưng Lưu An không thuân , chàng chỉ hứa với Vũ Đế rằng cứ mỗi năm sẽ đến đại điện để thổi cho ông ta nghe một lần . Như vậy , cứ mỗi năm , Vũ Đế lại được hồi xuân . Hoàng đế nghe vậy cũng lấy làm có lý , một phần cũng vì thương con nên không đòi hỏi hơn nữa . Nhưng người mẹ ghẻ của Lưu An là Hoàng hậu Trần Kiều thì vô cùng tức giận . Bà ta tham lam vô cùng . Ngày ngày , bà ta trách mắng Vũ Đế vì sao không chiếm đoạt lấy cây sáo thần , như vậy bà ta không phải đợi đến một năm mới được nghe tiếng sáo mà mỗi canh giờ sẽ thổi lấy một lần . Có như vậy bà ta mới trở thành quốc sắc thiên hương , đẹp tựa Nguyệt thần . Thuyết phục Vũ Đế không thành , Trần Kiều đã nhờ đến một tên cận thần là Giang Sung , bày mưu hãm hại hai vợ chồng Lưu An và Tầm Nguyệt . Giang Sung đã lén đặt bùa yêu vào gia thất của thái tử , rồi sau đó đem lính đến bắt cả gia đình Lưu An về chịu tội . Vũ Đế vốn mê tín , nay nghe Lưu An yểm bùa mình thì tức giận vô cùng , ông ta ra lệnh xử tử cả gia đình Lưu An. Còn Trần Kiều thì dã tâm đã thành , ả đả độc chiếm được cây sáo thần . Trước đêm bị mang ra tử hình , Lưu An được một người anh em là Lưu Đán giải cứu . Chàng cùng tầm nguyệt nhắm thẳng ra bờ sông mà chạy . Chạy chằng được bao lâu thì nghe tiếng quân binh đuổi theo , biết mình đã bị lộ , hai vơ chồng bèn quỳ xuống bên bờ sông ngẩng đầu lên mặt trăng mà cầu :


-Xin Nguyệt thần Nương Nương rủ lòng thương cứu vớt hai vợ chồng chúng tôi . Vì bảo vệ cây sáo của người mà chúng tôi gặp phải nạn này .
Vừa dứt lời , hai người bỗng thấy thủy triều dâng lên cuồn cuộn . Dòng nước ào ạt đổ vào ngập cả bờ sông , nhưng nơi hai vợ chồng Lưu An đang đứng thì hoàn toàn khô ráo và trồi lên khỏi mặt nước tựa như một hòn đảo . Nguyệt cung Công chúa đã nghe lời thỉnh cầu của họ , nàng dâng nước thủy triều ngăn đội binh của triều đình lại , rồi phái một chiếc thuyền rồng đến đưa vợ chồng Lưu An đi khỏi . Từ đó , không ai còn nghe nói đến họ nữa . Có lẽ họ đã tìm được một nơi xa khuất để yên bình cuộc sống , cũng có thể họ đã được Hằng Nga đón về Quảng Hàn cung . Đó có thể là một truyền thuyết khác .


Về phần Trần Kiều , sau khi chiếm được cây sáo , ả đã mở một đại yến ngoài trời , mời tất cả các đại thần cùng đến để hưởng lạc . Khi mọi người đã tề tụ , Trần Kiều lấy cây sáo ra thổi . Thổi khúc thứ nhất , tóc ả bạc trắng lại , thổi khúc thứ hai , da mặt ả co lại nhăn nheo , thổi khúc thứ ba thì ả không còn đứng được nữa mà ngã lăn quay ra đất . Cả triều thần cùng Vũ Đế hết sức kinh hoàng . Cùng lúc đó , cao trên mặt trăng , xuất hiện một người con gái vô cùng xinh đẹp . Nàng chính là Công chúa Quảng Hàn Cung . Nàng đưa tay khẽ vẫy gọi , cây sáo rời khỏi tay Trần Kiều và bay về phía mặt trăng . Hán Vũ Đế kinh sợ , quỳ mọp xuống dưới ngai vàng van khóc :


-Nguyệt thần Nương Nương trừng phạt ta ! Nguyệt thần Nương Nương trừng phạt ta !


Sau đó , Trần Kiều bị phế truất và tống vào Cấm cung . Hán Vũ Đế thì từ sau đó càng thêm mê tín . Đáng buồn thay , ông ta không còn được hưởng lại tuổi thanh xuân như trước nữa .

1 nhận xét:

  1. How to make the most of a weekend - JT Hub
    For anyone with some gambling problem, you 김포 출장마사지 might 대구광역 출장안마 have to do 나주 출장샵 some online 강원도 출장안마 betting on sports, and some casinos, like Bet365 문경 출장안마 or NetEnt,

    Trả lờiXóa