Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Truyền thuyết về Lễ hội Halloween

Truyền thuyết về Lễ hội Halloween

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...

Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...

Nguồn gốc chữ Halloween


Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" (hay Chư Thánh) đã được xem như là All Hallows Eve hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "All halows’ Evening."

Các tập tục trong ngày Halloween

- "Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween.

"Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).


Truyền thuyết về Lễ hội Halloween


Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.


Truyền Thuyết Về Halloween

Theo truyền thuyết của nước Ireland thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.

Truyền thuyết về Lễ hội Halloween


Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.

Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô... và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

Ngày Halloween bắt nguồn từ đâu?

Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2.000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp.

Truyền thuyết về Lễ hội Halloween


Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.

Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo".

Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."

Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.

Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón của thiếu niên và một số thanh niên.

Ý Nghĩa Của Ngày Halloween

Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:


- Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt


- Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn


- Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.

Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.

- Ý Nghĩa Nhân Bản:

Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?

Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!

Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.

Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la...

Truyền thuyết 23 - Ác Quỷ



Beelzebub



Beelzebub vốn là 1 thiên thần cấp cao trên thiên đàng ,làm nhiệm vụ cố vấn cho chúa . Beelzebub là tổng tư lệnh quân đội bên cạnh Lucifer trong cuộc chiến Hell vs Heaven .Sau khi thua trận bị giáng xuống làm quỉ dữ và được xem là “hoàng tử của địa ngục” . Beelzebub là chúa tể của những con ruồi – loài vật mang theo những bệnh dịch khủng khiếp nhất đã cướp đi sinh mạng của cả hàng triệu người . Beelzebub còn có thể biến thành hình dạng ruồi và tự tạo ra những cơn dịch bệnh .Là 1 con quỉ cực mạnh và là 1 trong những cộng sự đắc lực của Satan .

Beelzebub tượng trưng cho những tên bạo chúa , là người gây nên tập tục thờ phụng các con quỉ , là người đánh thức những dục vọng của các thầy tế , là người mang đến sự ganh tỵ ,sát nhân và chiến tranh . Beelzebub có 1 người bạn thân bị cầm tù ở vùng “Biển đỏ” là con quỉ 1 cánh – Abezethibou . Khi ở tận cùng của địa ngục , giọng của Beelzebub vang lên : “Ta , hoàng tử của địa ngục ,ta sẽ thừa kế sức mạnh đó và phá huỷ tất cả mọi thứ từ thời kỳ của Adam và con cháu của hắn tạo ra , kể cả khi đó là việc duy nhất ta phải làm “ – trong cuốn sách Gospel of Nicodemus được viết vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên.

SAMAEL 

 

Vị thiên thần huyền bí được biết đến như là "độc dược của Thiên Chúa"(Có ý kiến cho rằng "Sự tàn độc của Thiên Chúa") ,thường được miêu tả dưới hình dạng của một con rắn.Vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng xung quanh việc Samael có thực sự là thiên thần sa ngã nhưng có thể chắc chắn rằng Ngài có quan hệ mật thiết với Sự chết chóc.

Samael là một tổng lãnh thiên thần theo Talmudic lore.Ngài được biết như một thiên thần rất quyến rũ,đầy uy quyền và là kẻ hủy diệt thực sự,ngài có thể mang theo sự nhân ái mỗi khi xuất hiện hoặc rất tàn độc trong cách xử lí công việc theo nhiều ghi chép khác nhau.Theo rabbinic lore,Samael mang cương vị là một thủ lĩnh tối cao mang theo dưới trướng là đoàn quân hùng hậu của Satan và là một thiên thần của sự chết chóc.Tên của Samael có nghĩa là "Độc dược của Thiên Chúa",có thể thấy được Ngài là người hành quyết những kẻ chịu phán xét của Thiên Chúa hoặc là kẻ thù của thiên chúa,và những ghi chép cổ xưa cho biết rằng Samael là cái tên thiên thần của chính Satan,vì thế nên cũng có thể xem Samael là kẻ đã dụ dỗ Adam,Eve ăn Trái Cấm.

Theo những truyền thuyết đầu tiên của người Do Thái,Samael là thiên thần của cái chết và là tổng lãnh tối cao của thiên đường thứ năm với hơn 2 triệu thiên thần sẵn sàng nghe lệnh,tuy nhiên Chánh điện của Ngài lại được đặt tại thiên đường thứ bảy.Samael còn là thiên thần bảo hộ cho Esau (hoặc Jacob,người sau này đã đổi tên thành Israel).

Theo Kinh thánh Kabbalah,Samael là tổng lãnh thiên thần thứ năm tai thế giới của Briah,và đã đón nhận Lilith như là người vợ của mình khi bà ta rời bỏ Adam,và kết quả của cuộc hôn nhân này là Lilim,nỗi ám ảnh của những người đàn ông lẫn phụ nữ trần gian.Có nhiều tin cho biết rắng Samael đã có nhiều lần quan hệ tình ái với các thiên thần của dục vọng.

Decarabia 

 

Một trong 72 ác quỷ theo Goetia.Ông ta xuất hiện với hình dạng như là 1 vì sao và mang theo một lượng kiến thức khổng lồ về các loại thảo mộc và đá quý.Decarabia cũng có thể điều khiển loài chim thông qua ý chí.

Theo những ghi chép trong The Lesser Key of Solomon,Decarabia là tinh linh thứ 69 theo Goetia.Mặc dù Ông ta không có danh hiệu trong Pseudomonarchia Daemonum,nhưng theo Lesser Key of Solomon,Decarabie là một hầu tước tối cao của địa ngục và dưới trướng là 30 đạo quân ác quỷ sẵn sàng tuân theo mọi mệnh lênh.Mỗi khi được triệu hồi,Decarabia mang hình dạng của một ngôi sao năm cánh,dù vậy ông ta vẫn có thể mang hình dạng của con người nếu kẻ triệu tập yêu cầu điều đó.Decarabia tinh thông tính chất lẫn giá trị của tất cả các loại thảo mộc và những loại đá quý hiếm nhất,có thể chuyển đổi hình dạng thành bất kì loài chim nào để hát và bay lượn cho người đã triệu tập thành công 1 Decarabia,và đôi khi hành động như một thú nuôi thân thiện của người đó.

Andras

 

Andras là con quỷ thứ 63 trong số 72 quỷ thần theo cuốn Goetia thuôc bộ chìa khóa Solomon. Andras là hầu tước âm ti và dưới trướng của hắn là ba mươi quân đoàn địa ngục. Con quỷ này được mô tả là mang hình người đầu cú (hoặc đầu quạ) với đôi cánh thiên thần, cưỡi một con sói màu đen và mang theo một thanh kiếm bên mình. Trong số các quỷ thần Goetia thì Andras con quỷ hung tợn nhất. Khi một pháp sư quyết định triệu hồi Andras thì có khả năng người này sẽ bị Andras giết chết nếu ông ta để hắn thoát ra khỏi vòng tròn ma thuật.


Andras có khả năng điều khiển cơn giận và biến một người từ bình thường trở nên cường nộ khiến họ trở thành một kẻ giết người không gớm tay. Ngoài ra, Andras còn là một con quỷ rất khát máu, hắn sẵn sàng giết bất kì người nào theo lệnh của pháp sư triệu hồi.

Theo một số giả thuyết thì Flauros, quỷ thần Goetia thứ 64, là thuộc hạ của Andras.

Truyền thuyết 22

Tiamat

Truyền thuyết Tiamat


Trong thần thoại Babylon, Tiamat là một nữ thần biển và là hiện thân của sự hỗn loạn nguyên thủy. Bà ta tạo ra tất cả các vị thần Babylon, rồi sau đó tấn công họ và được chia thành hai bởi thần Marduk, người đã sử dụng phần còn lại của mình để tạo ra trời và đất.

Truyền thuyết Babylon bắt nguồn bởi nước - ở đó xuất hiện vị thần nước ngọt là Apsu tượng trưng cho nam, và vị thần nước mặn Tiamat tượng trưng cho nữ. Sự kết hợp giữa 2 vị thần sinh ra Lahmu và Lahamu, hiện thân là rắn. Mỗi thời kỳ phát triển thêm nhiều vị thần, Lahmu và Lahamu tạo ra Anshar và Kishar. Từ đó xuất hiện Anu.

Anu sinh ra đứa con trai thường gọi là Ea. Mỗi vị thần thế hệ sau thừa hưởng sức mạnh và hoàn thiện hơn các vị thần thế hệ truớc. Mâu thuẫn giữa các thế hệ thần linh bắt đầu nảy sinh tuy nhiên Tiamat - người mẹ của các vị thần vẫn im lặng và kiên nhẫn chờ đợi. Những đưá con thần linh bắt đầu phản kháng lại cha mẹ của chúng.

Bùng nổ tức giận, Apsu quyết định loại bỏ tất cả để làm lại từ đầu. Tuy nhiên, mục đích ấy đã bị Ea phát hiện. Hắn ru ngủ Apsu bằng câu thần chú bùa mê, và Ea đã giết chết Apsu trong lúc đó. Tiamat vẫn không hề có phản ứng gì. Ea dựng lên ngôi đền lớn xung quanh xác Apsu, và sống trong nhung lụa cùng với vị hôn thê của mình là Damkina. Damkina hạ sinh MARDUK - người hùng của mọi thời đại. Marduk xuất hiện với hình thể lạ thường, 4 tai và 4 mắt, thêm vào đó ông nội Marduk là Anu tạo cho hắn 4 ngọn gió để chơi đùa. Điều này làm kinh động các vị thần khác, và họ đã đánh động cho Tiamat, Tiamat không thể lặng im mãi trước sự kinh động như thế.

Tiamat quy tụ đội quân đông đảo quái vật và thần linh dưới trướng. Với sức mạnh bành trướng, Tiamat dễ dàng quật ngã Ea và Anu, nhưng Marduk đã thách đấu với Tiamat một chọi một.

Với vũ khí chỉ đơn giản là 1 cây cung, 1 mũi tên, 1 cây chùa, sấm chớp và mạng lưới tạo bởi 4 ngọn gió, Marduk đã bẫy Tiamat vào lưới tạo bởi 4 ngọn gió của mình; khi Tiamat cố gắng nuốt chửng Marduk, hắn đánh toạc quai hàm Tiamat bằng những cơn lốc xoáy, và xuyên thủng tim bằng mũi tên. Từ đó Marduk tạo ra thế hệ loài người.


Chaos

Chaos được nhắc đến như một vị thần đầu tiên trong thần thoại Hy Lạp. Theo miêu tả thì "đó là một vực thẳm đen ngòm, vô cùng vô tận, trống rỗng, mơ hồ, vật vờ, phiêu bạt trong khoảng không gian bao la . Như vậy, về mặt khoa học, có thể coi Chaos như là phần khoảng không vũ trụ, nơi được dự đoán chứa đựng những hố đen vô cực, bí hiểm và cũng là nơi sinh ra các hành tinh, sự sống trong vũ trụ. 

Truyền thuyết Chaos


Chaos sinh ra năm người con mà chúng ta hầu như ai cũng biết rồi.

Gaia(vị thần đất mẹ)
Tartarus (địa ngục vô tận)
Erebus (vực thẳm và bóng tối khôn cùng)
Nyx (đêm tối vô biên)
Eros (ái tình và dục vọng).



Sōjōbō

Sōjōbō là vua của các Tengu trong thần thoại nhật bản , vị thần nhỏ sống ở các vùng núi và rừng của Nhật Bản . Sōjōbō được miêu tả có mái tóc trắng dài và một cái mũi dài kì lạ. 

Truyền thuyết Sojobo


Ông là Tengu cực kỳ mạnh mẽ, một truyền thuyết nói rằng ông có sức mạnh của gấp 1000 so với các Tengu bình thường khác . Sōjōbō sống trên núi Kurama (phía Bắc của Kyoto ).

Sōjōbō có lẽ là nổi tiếng nhất là việc giảng dạy các chiến binh Minamoto no Yoshitsune (sau đó được biết đến với tên thời thơ ấu của ông Ushiwaka-maru hoặc Shanao) nghệ thuật của kiếm thuật , chiến thuật trong thế kỷ 12.

Trong thực tế, cái tên "Sōjōbō" bắt nguồn từ Sōjōgatani, thung lũng ở núi Kurama Kifune gần ngôi đền liên quan đến việc Shugenja. Đó là trong thung lũng này là Ushiwaka đào tạo với Sōjōbō trong truyền thuyết. Mối quan hệ này là cơ sở của nhiều người Nhật bản khắc gỗ in , trong đó có một bằng Tsukioka Yoshitoshi .

Ngoài ra ở một số làng Nhật Bản, cha mẹ lấy truyền thuyết rằng ông ăn thịt các đứa trẻ để ngăn chặn chúng vào rừng vào ban đêm.


Tengu

Tengu ( nghĩa là “Thiên cẩu”) là một loại youkai trong văn học Nhật Bản, trong hội hoạ, hội kịch, truyền thuyết , lịch sử và văn học . Thuộc một trong các yōkai (yêu quái) được biết đến nhiều nhất, và đôi khi còn được tôn thờ là Shinto kami (linh hồn thanh cao hoặc thần thánh). ngẫu nhiên thay tên của Tengu Nhật bản lại giống với tên của một yêu quái chó của Trung Quốc (Tiangou), người ta vẫn thường nghĩ rằng tengu có hình dạng như một con quạ, và trong thần thoại chúng được miêu tả là có đặc điểm giống cả người lẫn chim. 

Truyền thuyết Tengu


Trong khi ở Phật giáo, tengu được cho là yêu quái và là điềm báo của chiến tranh. Về sau họ đã có phần xóa bỏ cách nghĩ này , nhưnghọ vẫn cảnh giác trước khả năng Tengu vốn xấu xa thì đã có linh hồn của các vị thần Rừng và thần Núi. Tengu được xem như là có liên kết với một đời tu trì khổ hạnh được biết đến dưới cái tên là Shugendō, và chúng thường được miêu tả đặc điểm cách ăn mặc của tay sai nó, yamabushi.

Yggdrasil

Truyền thuyết Yggdrasil


Trong thần thoại Bắc Âu, Yggdrasil là "Cây thế giới", một cây sồi khổng lồ nối liền chín thế giới trong vũ trụ. Asgard, Álfheim và Vanaheim nằm trên cành của cây sồi này. Thân của Yggdrasil xuyên qua tâm Midgard. Xung quanh Midgard là Jötunheim và phía dưới là Nidavellir và Svartálfaheim. Ba cái rễ của Yggdrasil đâm xuống Hel, Niflheim và Muspelheim.

Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là Yggdrasil là từ ghép của ygg (khủng khiếp) và drasil (ngựa). Yggr là một trong các biệt danh của Odin nên nghĩa của Yggdrasil được cho là "con ngựa của Odin", ám chỉ chín ngày Odin tự treo mình lên cây này để đổi lấy chữ rune. Thơ ca cổ Bắc Âu đôi khi gọi giá treo cổ là "con ngựa của kẻ chết treo". Một giả thuyết khác cho rằng Yggdrasil có nghĩa là "con ngựa khủng khiếp", tức là không liên quan gì tới Odin.

Truyền thuyết Yggdrasil


Fjolsvinnsmál, một bài thơ trong Edda bằng thơ gọi cây thế giới là Mimameidr (cây của Mimir). Yggdrasil có thể coi là đồng nhất với Lérað, cái cây có cành lá vươn tận Valhalla và là nguồn thức ăn cho con dê Heiðrún và con hươu Eikþyrnir.

Trong Edda, Yggdrasil được miêu tả là có ba rễ: một qua Asgard, một qua Jötunheim và một qua Hel. Phiá dưới rễ qua Asgard là giếng nước Urd (Urðabrunnr - còn gọi là "Giếng số phận"). Ở đó có ba nữ thần số mệnh (còn gọi là các Norn), những người không chịu ảnh hưởng của bất kỳ ai kể cả các thần linh.

Những nữ thần này hàng ngày lấy nước từ giếng Urd để tưới cho Yggdrasil giữ nó mãi xanh tươi. Dưới rễ qua Jötunheim là dòng suối (có nơi cho là giếng nước) của Mímir (Mímisbrunnr - còn gọi là "Suối, hay giếng, tri thức") và dưới rễ qua Hel là giếng Hvergelmir (có nghĩa là "cái chảo sôi").

Một con gà trống khổng lồ (hoặc một con chim ưng) tên là Vidofnir đậu trên ngọn của Yggdrasil. Con rồng Níðhöggr gặm phần rễ đi qua Niflheim của nó.


Truyền thuyết 21 - Trung Hoa

Cửu Thiên Huyền Nữ 




Cửu Thiên Huyền Nữ, có nghĩa là người phụ nữ huyền diệu nơi từng Trời thứ 9. Ðây là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu.





Nhân loại được biết Ðức Phật Mẫu qua danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ vào thời thượng cổ, đời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Trung Hoa.


Sử ký chép như sau:


Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc.


Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt.


Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết.


Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế.


Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc.


Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung.



Vợ Ngọc Hoàng là Tây Vương Mẫu ở núi Côn Lôn, cùng một đàn Tiên nữ. Tây Vương Mẫu có một vườn Đào, cứ 3000 năm trái chín một lần, ăn vào thì được trường sanh bất tử.


Rồng



Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng có mình rắn, vảy cá, bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.

Hình tượng của rồng bao gồm các loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng

Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc(Long - Lân - Quy- Phụng).

Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau 

Bị Hí là con trưởng của Rồng.


Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...


Li Vãn là con thứ hai của Rồng.

Còn có tên gọi là si vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…

Bồ Lao là con thứ ba của Rồng.

Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.

Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng.

Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

Thao Thiết là con thứ năm của Rồng.

Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Công Phúc là con thứ sáu của Rồng.

Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.

Nhai Xế là con thứ bảy của Rồng.

Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

Toan Nghê là con thứ tám của Rồng.

Còn có tên gọi khác là kim nghê. Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.

Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).


Gumiho

  
Gumiho là một con hồ li chín đuôi, loài vật truyền thuyết này bắt nguồn từ thần thoại Trung Hoa cổ xưa nhiều thế kỉ trước. Có nhiều phiên bản của hình tượng này trong văn hóa dân gian của Trung Quốc và Nhật Bản, mặc dù mỗi nơi có thay đổi chút ít. Huli Jing của Trung Quốc và Kitsune của Nhật Bản có nhiều phương diện luân lí mơ hồ, ở đó, hồ li có thể là người tốt và xấu, không cần thiết phải làm hại mọi người. Mặt khác, Gumiho của Hàn Quốc dường như luôn mang hình ảnh độc ác và là loài động vật ăn thịt người.

Theo truyền thuyết, một hồ li sống nghìn năm trở thành gumiho, có thể biến đổi hình dạng của mình thành một người phụ nữ. Một gumiho vốn xấu xa, ăn tim người hoặc sinh vật sống ( những huyền thoại khác nhau sẽ chỉ rõ từng đối tượng ) để tồn tại. Người ta cho rằng huli jing của Trung Quốc đã được tạo nên từ năng lượng nữ giới (yin), và cần tiêu hao năng lượng nam giới (yang) để sống. Kitsune của Nhật Bản là cả nam hoặc nữ, và có thể rất tốt bụng

Gumiho thường là phụ nữ. Một số có thể giấu thân phận hồ li của mình, trong khi một số thần thoại khác lại cho thấy họ không thể biến hình hoàn toàn được ( ví dụ như sẽ còn khuôn mặt hồ li hay là tai hoặc chín cái đuôi). Luôn có ít nhất một đặc điểm ngoại hình để chứng minh thân phận hồ li thật sự hay một cách thần bí nào đó để buộc hồ li phải lộ nguyên hình.

Giống người sói và ma cà rồng trong những truyện phương tây, hồ li luôn có sự biến đổi trong truyền thuyết tùy theo hướng mà mỗi câu chuyện bắt nguồn từ truyền thuyết. Một số chuyện kể rằng nếu hồ li kiêng cử việc giết và ăn thịt trong vòng 1000 ngày, nó có thể trở thành người. Một số khác như Gumiho: Tale of the Fox’s Child, kể rằng một hồ li có thể trở thành người nếu người đàn ông thấy nguyên hình của cô ta giữ được bí mật trong vòng 10 năm. Không kể đến quy luật riêng của từng truyện, một số điểm luôn được giữ: gumiho luôn là một hồ li, một phụ nữ, biến hình được, và ăn thịt người.

Bây giờ dựa trên ý nghĩa văn hóa. Hồ li là hình tượng quen thuộc trong nhiều văn hóa khác nhau đại diện cho kẻ lường gạt hoặc thông minh nhưng độc ác , nó cướp hay gạt người khác để lấy được thứ nó muốn. Bất kì ai lớn lên trên từ những câu chuyện tưởng tượng của Aesop đều biết sự lặp lại về hình dạng của hồ li trong những câu chuyện dân gian. Và không khó để thấy rằng hồ li đã bị định kiến tồi tệ thế nào. Loài động vật này là kẻ săn đêm, bẩm sinh là tay trộm cướp, và được thế giới biết đến với đầu óc khá mưu mô, gian trá.

Ở Hàn Quốc, hồ li có ngụ ý thứ hai – quyến rũ gợi tình. Từ dành cho hồ li, yeo-woo thật sự là cách mà người Hàn Quốc gọi một người phụ nữ, chồn cái, nhân ngư, kẻ quyến rũ đàn ông xảo quyệt.

Không phải ngẫu nhiên khi gumiho bắt buộc là mĩ nhân. Họ là cách mà dân gian dùng để cảnh báo nguy hiểm cho những người đàn ông đừng để phụ nữ lường gạt hay bị dụ dỗ một cách rồ dại. Ví dụ, trong rất nhiều truyện về anh hùng ( thường là đàn ông) thường phải chịu đựng sự quyến rũ của hồ li và cởi bỏ quần áo nàng, thế nên biết được thân phận thật của nàng. 

Chắc rằng khái niệm tình dục của phụ nữ là nguy hiểm không có gì mới đối với chuyện dân gian, nhưng không có nghĩa là cả hình tượng gumiho và cách dùng từ yeo-woo hoàn toàn phổ biến trong văn hóa hiện đại và những chuyện hư cấu. Đa số giải thích việc thần thoại gumiho là một câu chuyện được thiết kế để duy trì chế độ gia trưởng. Nhưng đó chính là điều làm huyền thoại trở nên thật sâu sắc theo đúng cách riêng của nó.

Trong phim ảnh và truyền hình, gumiho có thể là cả hình tượng đáng sợ và quỷ dữ thật sự, hoặc một hình tượng hài hước gây cười, tùy theo theo thể loại, Và qua nhiều năm, huyền thoại gumiho đã có sự thay đổi, như trong Gumiho: Tale of the Fox’s Child nói về một gumiho chịu nhiều đau khổ với tâm hồn lương thiện luôn muốn được làm người và sống cuộc sống như con người. Cô là một con quỷ khó ưa, chọn đi con đường tốt, đạo đức  để giữ cho mình những phẩm chất của loài người. Cách lí giải này khá gần với thần thoại một linh hồn ma ca rồng, một con người phải đấu tranh với con quỷ bên trong mình.


Bàn Cổ




Bắt đầu từ thuở hồng hoang, người xưa cho rằng lúc đấy xung quanh thế giới chưa có gì ngoài một quả trứng khổng lồ. Quả trứng ấy chính là thế gian. Rồi từ trong quả trứng, Bàn Cổ nở ra tay vớ lấy cái rìu, vung rìu chặt nứt hẳn quả trứng làm hai, những chất “tinh hoa” trắng đục lơ lửng chảy ngược lên cao tạo thành bầu trời, những “kết tinh” sẫm màu thì rơi thẳng xuống bồi nên mặt đất. Nhưng bấy giờ trời và đất còn ở gần nhau, chỉ có Bàn Cổ ở giữa gánh vác. Cứ thế trôi qua chả biết lao lâu (có người bảo tận 18000 năm), Bàn Cổ hấp thụ linh khí thiên nhiên mà cao lớn, lớn đến mức trời và đất cách xa nhau như ngày nay. Cảm thấy thế là đủ lớn, Bàn Cổ bắt đầu sáng tạo vạn vật theo ý mình. Cho đến khi chết đi cơ thể ông vẫn như muốn tiếp tục công việc mà ông luôn làm. Mắt Bàn Cổ hóa thành Mặt Trời và Mặt Trăng, thịt xương thì thành đồi núi rừng cây, máu ông giờ chảy thành những con sông, tóc rải lên trời thành những vì sao, lông tay lông chân gắn với da thịt trở thành thảo nguyên trải dài, đến cả những ngọn gió cũng từ hơi thở của ông mà thành… 


Kể một câu chuyện khác cũng về sự xuất hiện của Bàn Cổ, theo Lão Giáo người ta bảo rằng: Bàn Cổ vốn là một cục đá ở núi Côn Luân do hấp thụ linh khí trời đất mà thụ thành hình người sau 10 tháng 16 ngày. Xuất hiện đã chạy nhảy khắp nơi, tìm quả ngọt mà ăn, sương mai mà hớp, dần dần mình cao tám thước, sức khỏe vô địch, đi về hướng Tây, Bàn Cổ ở phiên bản này cũng nhặt được cây rìu , từ đó cũng cầm rìu mà sáng tạo thế giới… Ngày ước cho thế giới rộng lớn hơn rồi mọi vật được sinh ra, bùm một cái mọi vật được sinh ra thật. Rồi cứ thế đến khi Bàn Cổ chết đi, cơ thể của ông lại tiếp tục hoàn thiện thế giới.

Cre: On Internet, thế giới thần thoại


Truyền Thuyết 20


Thoth

Truyền thuyết thần Thoth

Thoth, trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, là vị thần mặt trăng, cai quản về văn bản và kiến thức và là "Vị thần của Thánh thư". Đôi khi người ta nói ông là con trai trưởng của thần mặt trời RA dù rằng theo một truyền thuyết thì ông được phóng ra từ trên đầu của ác thần Seth. Thoth thường được xem là đại quan của Osiris, vị thần của thảo mộc và người chết, hoặc là thư ký cao cấp của thần này. Vì có kiến thức thần bí nên Thoth đã từng phụ giúp đắc lực trong việc mai táng Osiris. Ông còn giúp trông nom Horus trong khi Isis nuôi nấng thần này. Về sau Thoth đã kế vị Horus lên ngôi ở vùng Ả Rập và trị vì đất nước này trong sự thái bình trên 3000 năm. Sau đó ông giữ địa vị thần mặt trăng trên trời.
Theo một chuyện kể thì ông theo lệnh thần Ra soi sáng bầu trời ban đêm. Tại đây, ông bị các quái vật gặm nhấm dần dần nhưng chúng lại phải từ từ nhả ra từng miếng nhỏ. Thần Thoth thường được mô tả dưới dạng một con cò lớn hoặc một con khỉ đột. Người ta nói là ông viết sách pháp thuật, có tên là Sách của thần Thoth đang được chôn trong một ngôi một gần Memphis. Các câu thần chú trong sách được nói là có thể giúp cho người sử dụng có được quyền năng đối với linh. Thoth cũng là thần ghi lại phán quyết của tòa án xét xử người chết dưới âm cung.

Thần Thoth được vẽ như người có cái đầu con cò mỏ quặp. “Thoth Tarot” đã từng được lưu hành ở Ai Cập cổ đại. Theo truyền thuyết, thần Thoth đã nghĩ ra chữ viết và ghi lại tất cả những hiểu biết của các thần. “Thoth Tarot” được chép trên 78 lá vàng mà tác giả là người ở lục địa Atlantis huyền thoại. Về sau, “Thoth Tarot” được chép lại vài ba lần trên giấy chỉ thảo. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn lưu hành, những lá vàng chép sách này bỗng biến mất vô tăm tích. Các bản sao cũng đã bị toà án Giáo hội tiêu huỷ. Chỉ một phần nhỏ từ một trong những bản sao chép đầu tiên còn lại cho tới ngày hôm nay và đang được lưu giữ tại Thư viện Alexandria ở Ai Cập.


The Four Horsemen of the Apocalypse


Bốn kị sĩ Khải huyền trong Kinh Thánh-Họ vốn không hề có tên và chỉ được phân biệt dựa trên màu sắc các con ngựa đi cùng cũng như những tai họa mà họ mang đến. Tuy nhiên, người ta thường gọi các kỵ sĩ là Cái Chết, Chiến Tranh, Bệnh Dịch và Nạn Đói.

Truyền thuyết về tứ kỵ sĩ khải huyền


Chuyện về “bốn kỵ sĩ của ngày tận thế” đến hủy diệt thế giới được viết trong quyển sách cuối cùng của kinh Tân Ước, đó là cuốn Sách Khải Huyền của Thánh Gioan – có nội chủ yếu nói về những lời tiên tri vào ngày phán xét cuối cùng.

Tương truyền rằng trong cánh tay phải của Chúa có ẩn tàng bảy cái thiên ấn. Khi Chúa Jesus mở bốn cái dấu đầu tiên, sẽ có bốn quái thú hình người cưỡi trên bốn con kỵ mã màu trắng, đỏ, đen và xanh xám; tượng trưng cho sự xâm lược, chiến tranh, đói kém và chết chóc.

Sphinx

Truyền thuyết về Sphinx

Nhân sư ( Sphinx) là tượng đầu người, mình sư tử nằm canh ở kim tự tháp (mộ của các pharaon) thời Ai Cập cổ đại. Sang thời Hy Lạp, nhân sư đầu đàn bà thân sư tử, cánh chim thường đựoc dùng trong trang trí gỗ ở thời Hi Lạp hóa và La Mã.

Tượng Sphinx nằm ở sa mạc Ai Cập cách thủ đô Cairo khoảng 8 dặm, được người xưa dùng để canh gác ba kim tự tháp lớn ở Giza. Đó là một quái vật tạc bằng đá, đầu người mình sư tử với những chân có vuốt trải ra phía trước.

Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Đôi mắt đầy vẻ bí hiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi. Mắt con Sphinx nhìn chằm chằm ra phía sa mạc với cái vẻ kênh kiệu khó hiểu.

Tượng cao hơn 18 mét và trải dài tới 57 mét, mặt có bề ngang 5 mét, tai 1,57 mét, mũi 1,7 mét. Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay!

Tại sao lại xây dựng tượng này? Một bằng chứng mà ta có được xuất phát từ việc tìm thấy một am thờ nằm giữa những cái chân của quái vật này. Am thờ nhỏ này có bút tích của hai vị hoàng đế cổ Ai Cập. Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trong những hình dạng của thần Mặt trời Horus. Và hai vị còn nói rằng mục đích làm tượng Sphinx là để xua đuổi tất cả những điều bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh kim tự tháp.

Ở Ai Cập có nhiều tượng Sphinx, ngoài tượng Sphinx lớn ở Gizah. Đầu tượng biểu thị các vị hoàng đế. Trong các sách thánh của người Ai Cập sphinx có nghĩa là "vua chúa".

Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác cái lốt của chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người, nửa thú.

Quan niệm về Sphinx đã từ Ai Cập truyền tới các nền văn minh khác, chẳng hạn như Assyria và Hy Lạp. Ở các vùng này, Sphinx thường có thêm cánh. Ở Assyria Sphinx thường là đàn ông, nhưng ở Hy Lạp Sphinx lại có đầu đàn bà.

Trong thần thoại Hi Lạp, Sphinx là con sư tử có cánh với cái đầu của người phụ nữ là con của quái vật Chimenra và Orthus hay con của quái vật Typhon và Echidna. Nó ngồi trên bệ đá trước cổng thành Thebes, đưa ra một câu đố bí hiểm cho những ai muốn vào thành. Đó là câu hỏi về một sinh vật buổi sáng đi bằng 4 chân, buổi trưa đi bằng 2 chân còn đến chiều lại đi bằng 3 chân. Bất kì người nào không trả lời được đều bị nó xé xác ăn thịt. Cuối cùng người anh hùng Oedipus đã giải đáp được câu đố này - đó là con người vì còn nhỏ bò bằng 4 chân, lúc trưởng thành đi bằng 2 chân và về già phải chống gậy đi bằng 3 chân - khiến con nhân sư tức giận mà chết.


Benten

Truyền thuyết về Bentaizen

Benten (Benzaiten) : Nữ thần của may mắn , tình yêu, sự mạch lạc, sự thông thái và nghệ thuật . Benten là hiện thân của geisha và nghệ thuật dân gian . Hình ảnh thường được thể hiện của Benten là cô gái có 8 tay đang cưỡi trên 1 con rồng.

là vị nữ thần duy nhất trong số shichifukujin (Bẩy vị thần may mắn ( Shichi Fukujin )- có nghĩa là 7 điều hạnh phúc), bảo trợ cho văn học, nghệ thuật, khoa học, sắc đẹp và đặc biệt là âm nhạc. Benten vốn là em gái của vua âm phủ trong Phật giáo, nhưng về sau do có sự nhầm lẫn mà người ta gán cho bà những phẩm chất thiện tính và đưa bà vào hệ thống bảy vị phúc thần.

Tương truyền bà đã kết hôn với một con rồng để làm cho nó thuần tính hơn, nên đôi khi bà được thể hiện đang cưỡi trên một con rồng hay rắn biển. Bà cũng gắn liền với biển cả, do đó đền thờ bà thường được đặt trên biển hoặc trên một hòn đảo. Benten được xem là mẫu mực về những tài năng của phụ nữ và luôn xuất hiện với cây đàn Biwa trên tay. Benten còn được cho là vị thần mang lại may mắn trong hôn nhân và là vị thần bảo trợ cho các geisha.


Typhon

Truyền thuyết về Typhon

Trong thần thoại Hy lạp là người con cuối cùng của Gaia, cha là Tartarus, là thần gió. Typhon âm mưu lật đổ ngôi Zeus để trở thành Vua của các vị thần và loài người. Typhon được cho là một loại sinh vật to lớn nhất và hình dạng kỳ lạ nhất từng được biết đến từ trước đến nay, Typhon có hàng trăm đầu rắn khác nhau. Hắn bị hạ bởi Zeus, và bị ông ta lấy Núi Etna đè lên trên.

Pele

Truyền thuyết về Pele

Trong tôn giáo Hawaii, Pele là nữ thần của lửa, sét, khiêu vũ, và núi lửa.

Theo truyền thuyết của Hawaii thì hồi xưa khi núi lửa hoành hành khủng khiếp, giết hại bao nhiêu dân lành , qua bao nhiêu cuộc tế thần đều không kết quả thì có một người con gái tên là Pele mới tự nguyện phát tâm khấn rằng sẽ hy sinh tấm thân nhảy vào miệng núi lửa để làm dịu cơn giận dữ của thần núi lửa , sau khi khấn , cô gái nhảy thẳng vào miệng núi lửa đang sôi sục và một điều kỳ diệu đã xảy ra là núi lửa dịu hẳn xuống , không còn hung dữ như trước , nên thổ dân đã coi Pele như vị nữ thần cứu nhân độ thế , có vẽ lại chân dung thờ cho tới ngày nay.....

Vì quá thương Pele nên lòng sùng kính nàng lên cao độ biến những hóa chất nóng chảy bị kéo ra theo dòng nước sôi sục dưới lòng biển thành những dạng như giọt nước và như những sợi tơ chỉ...họ gọi đó là tóc và những giọt nước mắt của nữ thần Pele....

Còn một số câu truyện khác cho rằng:

truyền thuyết về nữ thần Pele sống trong núi lửa. Đây là một nữ thần rất nóng nảy và độc ác . Pele có thú vui là "kết nạp" rất nhiều "người tình", nhưng mỗi lần "vui thú" xong là bà ta lại dùng dung nham nóng chảy giết chết tất cả. Sau này bà ta thấy cô đơn và tội lỗi nên thường "nổi hứng" khóc vô tội vạ.

Truyền Thuyết 19

Dionysus

Truyền thuyết Dionysus

Dionysus là vị thần rượu nho, con trai của thần Zeus với một công chúa người trần tên Semele. Khi có thai với thần Zeus, nàng (do bị Hera sai người xúi giục, có bản nói rằng chính Hera đã làm việc đó) đã đòi hỏi thần Zeus bày tỏ sức mạnh thật của mình. Vì không thể thuyết phục được nàng, thần Zeus liền lộ rõ sức mạnh và quyền uy của mình, nhưng nàng công chúa, vì là người trần nên không chịu nổi sấm sét kinh thiên động địa, đã chết. Khi nàng chết, thần Zeus kịp thời đưa đứa bé ra khỏi bụng nàng, rồi khâu vào đùi của mình. Và thế là một thời gian sau, Dionysus được sinh ra từ đùi của cha mình.

Vì phải tránh cơn ghen tuông của Héra, nên thần Zeus đã đem đứa bé về hòn đảo mà mình được nuôi lớn năm xưa cho các nàng tiên Xyphanh chăm sóc. Cậu bé được đặt tên là Dionysus, và sống vui vẻ giữa các nàng tiên cho đến khi thành một chàng trai khoẻ mạnh.

Một ngày, Dionysus đi hái nho về, cho tất cả vào chậu, rồi để ở chân tường. Khi chàng với tay lên lấy đồ ở trên giá, chàng vô tình giẫm vào chậu nho. Chàng không biết nên làm thế nào, liền để lại trong hang rồi ra về. Vài ngày sau, chàng quay trở lại thì thấy có một mùi rất thơm toả ra từ chậu nho bị giẫm nát hôm trước. Khi uống nước nho vào thì có cảm giác sảng khoái và nước cũng rất ngon. Dionysus rất thích thứ nước đó và đặt tên nó là rượu nho. Chàng quyết định sẽ làm cho cả thế giới phải tôn vinh nó. Trải qua bao cuộc hành trình, những hiểu lầm, chàng đã thu nạp được đệ tử, được cha chàng là thần Zeus đón về đỉnh Olympia và trở thành một vị thần.

Apophis the destroyer

Truyền thuyết về Apep

Trong thần thoại Ai Cập, Apep là một con ác quỷ , sùng bái bóng tối và sự hỗn loạn thế lực chống lại mặt trời và ánh sáng
theo những tín ngường bóng tối Apep được xem như là một con rắn khổng lồ, hay như một con giao long từ sông Nile, .Thân ông kéo dài 16 mét và có một đầu được làm bằng đá lửa.

Một số tín ngướng cho rằng ông nằm phía cuối đường chân trời. và thường xuất hiện lúc hoàng hôn. Một số tín ngưỡng khác cho rằng ông đã chống lại Ra - vị thần mặt trời và bị giam cầm nơi đó, không chịu khuất phúc sức mạnh của ảnh sáng vị thần bóng tối và phá hủy này luồn tiềm cách chống lại. một sự giải thích khá thú vị về ngày và đêm


Charon

Charon

Charon là ngươi lái thuyền trên sông Styx dẫn dắt các linh hồn đã chết về thế giới bên kia. Charon sẽ không đưa bất cứ ai qua sông nếu họ chưa hội đủ hai điều kiện sau. Đầu tiên là phải đưa một khoảng tiền hối lộ dưới dạng một đồng tiền bên dưới lưỡi của người chết. Và hai là người đó đã chết.

Kiyohime

Truyền thuyết về Kiyohime

Trong truyện dân gian Nhật Bản Kiyohime hay Kiyo là một người phụ nữ xinh đẹp con của một lãnh chúa sống bên bờ sông Hidaka. Gia đình họ thường giúp đỡ những nhà sư khất thực qua đây.

Một ngày có vị tu sĩ trẻ tên Anjin khất thực qua và đã phải lòng ngay trước sắc đẹp của nàng Kiyo. Nhưng với những quy định khắc khổ của nhà sư và phật giáo chàng đã phải chôn dấu niềm đam mê lục dục thất tình của mình để một lòng hướng phật. Chàng gặp nàng và bầy tỏ nỗi lòng nhưng Kiyo cho đó là giả dối là sự phản bội và sự nàng tức giận về sự thay đổi của chàng . Điều gì sẽ sẩy đến cho một con tim tan vỡ ngoài sự thinh nộ. Nàng đuổi theo chàng đến rìa con sông Hidaka, Anjin đã nhờ một người lái thuyền đưa qua để mặc sự truy đuổi của nàng. Nhìn thấy kẻ phản bội trái tim mình Kiyo đã nhẩy xuống dòng sông bơi theo con thuyền. Quá căm phẫn khi đuổi theo nàng đã biến thành một con rắn khổng lồ. 


Khi Anjin thấy cô đến sau anh ta trong hình thức của một con rắn khổng lồ, anh ta chạy vào các đền thờ gọi là Dōjōji. Và yêu cầu các linh mục của Dōjōji giúp đỡ và họ đã giấu anh dưới cái chuông của ngôi đền. Tuy nhiên, con rắn ngửi thấy mùi anh ta dưới chiếc chuông và bắt đầu cuộn dây xung quanh nó. Nó đập cái chuông nhiều lần với cái đuôi của mình, sau đó phun lửa tiêu hủy cái chuông và người tình, giết chết các linh mục.

Titan

Trong thần thoại Hy Lạp, những thần khổng lồ Titan là một nhóm các vị thần đầy sức mạnh thống trị suốt thời gian huyền thoại trước khi mười hai vị thần trên đỉnh Olympus chiếm vị trí tối cao. Các thần khổng lồ Titans khởi thủy bao gồm 12 người gắn liền với rất nhiều khái niệm như đại dương, trí nhớ, tầm nhìn và quy luật tự nhiên; sau đó, họ lại sinh ra các thần Titans khác, như là Prometheus và Atlas

Họ được dẫn dắt bởi vị thần trẻ nhất trong các vị thần thuộc thế hệ đầu tiên, Cronus , người đã lật đổ cha mình là Uranus ( "bầu trời"), với sự hỗ trợ của mẹ là Gaia .

Cronus

Cronus

Các thần khổng lồ Titan cuối cùng lại bị các vị thần trên đỉnh Olympus, dẫn đầu là Zeus, soán ngôi trong Titanomachy ("Cuộc chiến với các thần khổng lồ Titan"), và rất nhiều người trong số họ đã bị cầm tù tại Tartarus - tận cùng của địa ngục.

Trong Thần phả của Hesiod mười hai thần khổng lồ Titan sau Hecatonchires ( "Trăm tay") và Cyclopes ( "Mắt tròn") là con của Uranus và Gaia:

"Sau đó, bà ăn nằm cùng Bầu trời và sinh ra Oceanus với sóng cuộn từ đáy sâu, Koios, Krios, Hyperion, Iapetus, Tethys, Theia, Themis, Rhea, Mnemosyne, Phoebe với đầu đội vương miện vàng. Cuối cùng, bà hạ sinh Cronos quỷ quyệt, người trẻ nhất và kinh khủng nhất trong các anh em Titan, và hắn ta căm ghét cha hắn."

Uranus thấy Cronos gớm ghiếc và quái dị đã đem giam hắn trong lòng đất. Cronos, được sự giúp đỡ của Hecatonchires và Cyclopes, sau này đã đánh bại cha mình, thiến ông ta và tự lên làm vua, lấy Rhea làm vợ và phong làm hoàng hậu.

Rhea

Rhea

Rhea lại sinh ra một thế hệ các vị thần mới cho Cronos, nhưng vì lo sợ rằng cuối cùng những đứa con này sẽ lật đổ mình, Cronos đã nuốt hết từng người một. Chỉ có Zeus là sống sót vì Rhea đã đưa cho Cronus một hòn đá quấn trong tã thay vì Zeus và đặt Zeus ở Crete trong sự bảo vệ của các Kouretes.

Khi Zeus đến tuổi trưởng thành, Zeus đã đánh bại Cronos. Sử dụng một loại độc dược được pha chế bởi Metis, Zeus đã buộc Cronos phải nôn ra trở lại các anh chị. Một cuộc chiến giữa vị thần trẻ và các vị thần Titan nổ ra. Zeus được sự giúp đỡ của Hecatonchires, Gigantes và Cyclopes, những người mà thêm một lần nữa đã thoát ra khỏi Tartarus. Zeus chiến thắng sau một cuộc chiến dài và nhốt nhiều vị thần khổng lồ Titans trở lại Tartarus.

Kể từ đó, các vị thần cũ không còn lưu lại dấu vết của họ trên thế giới. Vài người trong họ như Mnemosyne, Gaia, Rhea, Hyperion, Themis và Metis đã không chống lại đỉnh Olympus và trở thành những người đóng vai trò then chốt trong một hệ thống thống trị mới.

Các vị thần khổng lồ Titan cũng để lại một số hậu duệ và một số trong họ cũng có thể được xem như là các thần khổng lồ Titan mà đáng chú ý nhất là các con trai của Prometheus, Epimetheus, Atlas và Menoetius.

Nhiều nguồn dữ liệu cổ đại khác cũng theo rất sát Hesiod chỉ với một khác biệt nhỏ: Apollodorus thành Athena đã thêm Dione là thần Titan thứ mười ba.

Osiris

Osiris

Thần Osiris ( thần cai quản địa ngục ) : con của thần Geb và thần Nut

Osiris thường được mô tả là người đàn ông da xanh mặc trang phục trắng - hình ảnh của các xác ướp, bởi theo huyền thoại thì Osiris là người đầu tiên được ướp xác , cũng vì thế mà Osiris trở thành Vua người chết. Vị trí của Osiris trong hệ thống các thần của người Ai Cập cổ được sánh ngang với Amun.

Sau khi bị giết bởi người anh Seth trong cuộc chiến dành ngai vàng ,và phục sinh nhờ sự giúp đỡ của nữ thần Nefutus , ông trở thành người thống lãnh cõi âm .Cái chết của Osiris tượng trưng cho hạn hán và sự phục sinh của ông được coi như sự dâng lên một cách định kì của nước sông Nile ,đem lại một vụ mùa bội thu.

Đền thờ của thần nằm ở Abydos , hạ lưu sông Nile - nơi tương truyền có một hang động thiêng liêng là nơi chôn cất thân xác của thần.

Truyền Thuyết 18


Chewutti - Avater of The Water

Chewutti - Avater of The Water


Là một trong 6 nữ thần tự nhiên. Cô được lấy nguyên mẫu từ nữ thần Ganga là một nữ thần sông được miêu tả có đến 4 cánh tay - trong Ấn độ giáo . Cô cầm một đinh ba làm vũ khí và thường cưỡi một con giao long ( cá sấu ).

Ở thái lan có một ngày lễ gọi là "Loykartong " là ngày mà người dân chúng cảm ơn về nguồn nước mà họ được sử dụng trong sinh hoạt, và xin lỗi về những lỗi lầm khi sử dụng hoang phí nước.Đây cũng là một cách nghi lễ đối với vị thần sông này

Troll

Troll

Troll, người khổng lồ độc ác là nhân vật trong Thần thoại Bắc Âu đuợc mô tả dưới dạng một loài sinh vật đáng sợ. Ban đầu, thần thoại Bắc Âu mô tả nó như một kẻ Khổng lồ, mặc dù sau đó, các tác phẩm hội họa và ký họa thường mô tả nó với kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn xếp vào loại những kẻ khổng lồ hiểm ác. giống như quỷ ăn thịt người gọi là ogre của Anh (cũng thường được xếp loại người khổng lồ hiện giờ) – thường sống ở chỗ xa xôi hẻo lánh, giống người ở vùng hoang dã, sống dưới những ngọn đồi, Hang hoặc Núi. Trong đảo Faroe, Orkney và Shetland đã có những chuyện cổ tích, về người khủng lồ gọi là Khủng lồ (trow), được kể trong tiếng Na-Uy vào thời của Người Viking.

Ogre

truyền thuyết ogre

Ogre thuộc loại Người khổng lồ, độc ác và đáng sợ có đặc tính người và Quái vật, đặc trưng trong Thần thoại, chuyện cổ tích dân gian và khoa học giả tưởng. Ogre thường được miêu tả trong các chuyện cổ tích thần tiên như là quái nhân ăn thịt người, vvà đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm kinh điển của văn học. Trong Nghệ thuật, ogre thường được miêu tả với cái đầu khổng lồ, nhiều tóc và râu ria, tính tham ăn, và cơ thể khoẻ như trâu. Thuật ngữ orge (tương tự như Ông kẹ trong tiếng lóng Việt Nam) thường được sử dụng trong một ý nghĩa ẩn dụ về con người kinh tởm hay bóc lột, đối xử tàn bạo hoặc ăn tươi nuốt sống nạn nhân của họ.

Set - god of chaos

truyền thuyết Set

Set (Sutekh, Seteh hay Seth), là vị thần đầu sói của Ai Cập. Set là người đã từng xé rách con mắt thần của Horus. Nhưng nhờ có Hathor phục hồi lại bằng phép thuật. Set đã từng sát hại, Osiris, anh của Set, chồng của Isis. Nhờ có Isis phục hồi lại mạng sống. Ông được gọi là chúa tể của sự hỗn loạn. Cha ông là Geb, còn mẹ ông là Nut, nữ thần trời. Anh em của Set là Osiris và nữ thần Isis. Vợ của Set là Nephthys.

Chính Set là người đã viết ra những Văn bản kim tự tháp, những Văn bản trên quan tài. Trong thần thoại Ai Cập, Seth thường được gọi là Ác Thần Seth.

Isis

Truyền thuyết Isis


Isis là người con thứ hai của thần Geb và thần Nut. Người là em gái của Osiris, và là chị của Seth. Nhưng trong một số văn bản lại nói Isis là em gái của Seth. Có con trai là Horus. Sau này, khi chồng bị sát hại bởi Seth, nàng đã kể lại với con trai. Nhưng nàng là người có lòng vị tha, nàng đã tha thứ cho Seth. Còn có chuyện nói rằng khi Isis tha cho Seth lần hai, Horus đã chặt đầu Isis và thân thể nàng biến thành tượng đá không đầu.

Thiên Sứ

Thiên Sứ


Thiên sứ, còn gọi là thiên thần, là những thực thể ở trên cao, được tìm thấy trong nhiều tôn giáo. Bổn phận của thiên sứ là phục vụ Thiên Chúa. Theo niềm tin của ba tôn giáo chính thuộc độc thần giáo, các thiên sứ thường thi hành nhiệm vụ của các sứ giả.

thiên sứ thường xuất hiện trong hình dạng con người, và người ta thường không nhận ra thiên sứ .

Thiên sứ thường được tin là có quyền năng và đáng sợ, khôn ngoan và thấu suốt mọi điều trên đất, sáng suốt trong phán đoán, thánh khiết mặc dù là không phải không thể sa ngã.